NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU DỰ ÁN XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 28)

DÂN DỤNG

1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng

Các thuật ngữ như “Năng lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh”, “Khả năng cạnh tranh” đã được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên trong tiếng Anh, cả ba thuật ngữ trên đều được dùng là “Competitiveness”. Có nhiều cách sử dụng thuật ngữ

như vậy do chưa có một định nghĩa, cách đo lường và phân tích năng lực cạnh tranh

ở cấp quốc gia, ngành/doanh nghiệp hay sản phẩm thống nhất. Nguyên nhân cơ bản là có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh như:

M. Porter cho rằng: “Năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ

quốc gia là năng suất”.

Theo Krugman (1994) thì: “Năng lực cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp

độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ởđây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản”.

Như vậy, Năng lc cnh tranh là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao.

Xét riêng về mảng đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của doanh nghiệp xây dựng thì định nghĩa năng lực cạnh tranh được phát biểu như sau:

Năng lc cnh tranh trong đấu thu d án xây dng dân dng là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp xây dựng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong việc

đảm bảo các điều kiện đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư dự án dân dụng. Mục tiêu cuối cùng của năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng là

20

thắng thầu các dự án, đảm bảo hoạt động, doanh thu, lợi nhuận và việc làm cho nhân viên của doanh nghiệp.

Nói cách khác, năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của nhà thầu xây dựng là khả năng mà nhà thầu có thể vượt lên trên các nhà thầu khác bằng việc khai thác các năng lực của bản thân mình để chứng tỏ cho chủđầu tư biết và nhằm mục đích trúng thầu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng là việc nhà thầu thực hiện, tiến hành các biện pháp cần thiết để tăng sức mạnh của mình trong đấu thầu. Sức mạnh của nhà thầu nói đến ở đây là các khả năng về tài chính, trình độ máy móc thiết bị, kỹ thuật, trình độ cán bộ quản lý, trình độ công nhân thi công công trình… Nhìn chung đây là tăng sức mạnh nội lực của chính bản thân nhà thầu.

1.3.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của doanh nghiệp xây dựng dựng dân dụng của doanh nghiệp xây dựng

Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là cần thiết vì những lý do sau:

- Vì sự tồn tại và phát triển:

Theo Luật đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định tất cả những dự án đầu tư xây dựng sau phải tổ chức đấu thầu. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, nền kinh tế nước ta cũng hoạt động theo quy luật vốn có của cơ chế thị trường: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh… Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và sự cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng nói riêng diễn ra ngày càng gay gắt vì những yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao và rất phong phú đa đạng. Do đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng nói chung, trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng nói riêng là một tất yếu khách quan mà mỗi nhà thầu cần phải thực hiện để có thể tồn tại và phát triển.

21

Nâng cao khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc nhà thầu sẽ có xác suất trúng thầu cao hơn, được chủ đầu tư quan tâm lựa chọn hơn, cũng có nghĩa là tăng khả năng sống còn của doanh nghiệp trên thị trường.

- Vì mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường đều có mục đích riêng của mình nhưng xét cho cùng thì đều nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì đểđạt được mục tiêu ấy không phải là dễ dàng.Vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để phục vụ cho mục tiêu của mình.

- Vì sự tác động của môi trường kinh doanh:

Trong xu thế mở cửa và hội nhập, các công ty quốc tế sẽ mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên sẽ không cho phép bất cứ một sự đứng im nào. Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng cũng không nằm ngoài xu thế này. Chính vì vây, các doanh nghiệp buộc phải vươn lên đương đầu với thử thách bằng cách nâng cao sức cạnh tranh để không bị đè bẹp trong cơn lốc cạnh tranh. Nâng cao sức cạnh tranh chính là khẳng định chỗđứng của mình trên thị trường.

1.3.3. Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng dân dụng

Doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng hoạt động đều nhằm mục đích ổn định và tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng chạy đua với nhau và hy vọng mình đang đi theo đúng phương hướng mà khách hàng mong muốn. Hoạt

động đấu thầu dự án xây dựng dân dụng là một trong những hoạt động tạo tiền đề

phát triển cho doanh nghiệp xây dựng hiện nay, do đó, việc nắm bắt và phát huy hiệu quả các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng nói chung, xây dựng dân dụng nói riêng sẽ giúp doanh nghiệp có được vị trí vững chắc trên thương trường.

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của doanh nghiệp xây dựng được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố có tầm

22

quan trọng khác nhau và đều có thể trở thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết đầu tư, xây dựng và phát triển nó trong bối cảnh cụ thể của thị trường và cạnh tranh.

1.3.3.1. Năng lực tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp xây dựng quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay đấu thầu nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị

trí của mình trên thị trường.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở một số tiêu chí sau

đây:

- Quy mô tài chính: phản ánh sức mạnh về tài chính thể hiện ở quy mô tài sản cốđịnh, tài sản lưu động của doanh nghiệp.

- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn: đây là một yếu tố về tài chính rất quan trọng vì nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng là vốn vay, hơn nữa do đặc điểm thi công công trình kéo dài nên lượng vốn tồn đọng lớn và lâu dài nên rất dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị cạn kiệt về vốn khi cần huy động cho một công trình hay dự án mới.Khả năng huy động vốn dễ hay khó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Sự hợp lý trong cơ cấu tài chính: cơ cấu tài chính hợp lý sẽ đảm bảo an toàn trong kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

- Ngoài ra năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn, chi phí vốn, năng lực của cán bộ quản trị tài chính, sự kiểm soát giá thành hữu hiệu và khả năng giảm giá thành.

Để lượng hoá và đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong

đấu thầu dự án xây dựng dân dụng, trong phân tích tài chính ta dựa vào 4 nhóm chỉ

23

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

~ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: thể hiện mức độ đảm bảo tài sản lưu

động đối với nợ ngắn hạn.

~ Hệ số thanh toán nhanh: thể hiện về tiền mặt và các loại tài sản có thê chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

+ Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính:

Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ: đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ do đó không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản nợ vay.

+ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực:

~ Hệ số vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp.

Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi của các khoản phải thu nhanh,

điều này nói chung tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

TSLĐ + ĐTNH Nợ ngắn hạn =

Hệ số thanh toán nhanh

Tiền+ ĐTNH + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn = Tỷ suất nợ Nợ phải trả x 100% Nguồn vốn = Tỷ suất tài trợ Vốn chủ sở hữu x 100% Nguồn vốn =

Vòng quay cáckhoản phải thu

Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu =

24 thu.

~ Hệ số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh tốc độ chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền của doanh nghiệp.

~ Số vòng quay vốn lưu động: phản ánh tốc độ luân chuyển đổi của vốn lưu

động. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

+ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi:

Các tỷ suất doanh lợi luôn được các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư quan tâm. Nó phản ánh tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

~ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Biểu hiện 1đồng doanh thu thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

~ Tỷ suất lợi nhuận/vốn sử dụng:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn hoạt động bình quân trong kỳ sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn tốt và ngược lại.

~ Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế tính cho 1đồng tổng tài sản.

Vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu thuần Bình quân hàng tồn kho =

Số vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần

Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

=

Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần =

Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn sử dụng

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần =

Doanh thu thuần Vốn sử dụng bình quân x

Tỷ suất Lợi nhuận/Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản =

25

~ Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế tính cho 1đồng vốn chủ sở hữu.

1.3.3.2. Nguồn nhân lực

Nguồn lực của doanh nghiệp xây dựng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ. Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó

đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện

ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của CBCNV, trình độ

tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ

thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng... và từđó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.

Doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng luôn luôn đặt chất lượng nguồn nhân lực lên hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Việc tuyển chọn nhân sựđược đặt trong sự giám sát gắt gao với hệ

thống tiêu chuẩn khắt khe cho từng vị trí công việc. Đặc biệt với tính chất đa dạng, phức tạp của đội ngũ nhân sự, doanh nghiệp xây dựng cần xây dựng cho mình chiến lược nhân sự rõ ràng cho từng thời kỳ nhất định đểđảm bảo sựổn định và liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

* Về cơ cấu tổ chức:

Một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, ứng phó với kịp thời với các thay đổi của môi trường.

* Về nguồn nhân lực:

Con người có vị trí quan trọng trong mọi quá trình sản xuất, con người là một yếu tố quyết định đến sự hưng thịnh hay suy yếu của một doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng chính là một yếu tốđể chủđầu tư xét thầu, đặc biệt chú ý đến các cấp

Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu =

26

độ sau:

- Cán bộ quản lý:

+ Việc bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực vào cơ cấu tổ chức một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng phó kịp thời với mọi biến động của thị trường.

+ Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý có thể được đánh giá thông qua số

lượng người tốt nghiệp đại học, số lượng người được đào tạo về quản trị, kinh nghiệm của họ trong tham gia thi công các công trình.

+ Đối với doanh nghiệp xây dựng thì kinh nghiệm, sự nhạy bén của đội ngũ

cán bộ quản lý và chiến lược đấu thầu của họ quyết định phần lớn khả năng trong

đấu thầu của doanh nghiệp.

+ Bầu không khí tâm lý xã hội và nề nếp tổ chức trong doanh nghiệp.

+ Sự phát triển tích cực của các mối quan hệ phi chính thức trong doanh nghiệp.

+ Sự thống nhất giữa cán bộ lãnh đạo, các quản trị viên và người lao động trong doanh nghiệp.

+ Vấn đề tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

+ Mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền, cơ quan pháp luật, tài chính. Đối với doanh nghiệp xây dựng, người ta còn quan tâm tới mối quan hệ của doanh nghiệp với chủđầu tư - khách hàng của doanh nghiệp xây dựng.

- Đội ngũ công nhân: Bao gồm toàn bộ nội dung về quản lý và sử dụng con người thể hiện qua các nội dung sau:

+ Trình độ tay nghề của người công nhân được đánh giá qua bậc thợ. Nó phản ánh khả năng và kinh nghiệm làm việc của công nhân.

+ Sự đoàn kết của tập thể người lao động, sự trung thành của họ đối với doanh nghiệp.

+ Khả năng sử dụng các biện pháp để kích thích động viên người lao động: biện pháp kích thích dựa trên lợi ích vật chất như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp... biện pháp kích thích dựa trên các giá trị tinh thần, nhất là các biện pháp giáo dục

27

dưới các hình thức khác nhau, biện pháp thi đua, phong trào người tốt,việc tốt… + Kinh nghiệm và sở trường kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 28)