Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2012-2017.PDF (Trang 36)

7. Ý nghĩa của ñề tài

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh

Huy ñộng vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác ñầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; ñầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn ñầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về ñầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.4. Tình hình hoạt ñng kinh doanh

Qua 19 năm hoạt ñộng, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn ñịnh. Điều này ñược thể hiện bằng các chỉ tiêu chính qua các năm như sau:

Biu ñồ 2.1: S tăng trưởng n ñịnh qua các năm hot ñộng ca ACB

Thương hiệu ACB năm 2011 cũng tiếp tục ñược khẳng ñịnh khi ACB vinh dự ñược bầu chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam bởi bốn tạp chí uy tín Global Finance, Euromoney, Asiamoney và World Finance. ACB còn ñược Nguyệt san tài chính Alpha Southeast Asia (Alpha SEA) trao giải thưởng về Quan hệ với nhà ñầu tư ñược tổ chức tốt nhất và Kiên trì trong thực hành quản trị công ty.

Về các hoạt ñộng củng cố hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), trong năm 2011, ngoài việc xây dựng kế hoạch tổng thể CNTT cho giai ñoạn 2011-2015 do Công ty Kiểm toán Pricewaterhouse Coopers tư vấn, ACB cơ bản hoàn thành một số dự án ñầu tư CNTT phục vụ nhu cầu của các bộ phận nghiệp vụ như dự án trang bị phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM), Trung tâm Dữ liệu tại Công viên Phần mềm Quang Trung, dự án xác thực vân tay,… Một số dự án khác ñang trong giai ñoạn hoàn thiện, thử nghiệm như dự án trang bị phần mềm cho hoạt ñộng ngân quỹ, dự án MIS. Dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cũng ñang ñược xúc tiến nhằm ñáp ứng cho nhu cầu phát triển của ACB giai ñoạn sắp tới.

2.1.5. Quy mô hoạt ñng

Bng 2.1: Tng kết nhng kết quảñạt ñược ca ACB

Năm Kết quảñạt ñược

2008

Vốn chủ sở hữu là 7.766 tỷ ñồng, tổng tài sản là 105.306 tỷ ñồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính ñến cuối năm 2008, toàn hệ thống ACB có 186 chi nhánh và phòng giao dịch, với tổng số nhân viên là 6.598 nhân viên.

2009

Vốn chủ sở hữu là 10.093 tỷ ñồng, tổng tài sản là 167.881 tỷñồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính ñến cuối năm 2009, toàn hệ thống ACB có 238 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân viên 6.669 nhân viên.

2010

Vốn chủ sở hữu là 11.377 tỷ ñồng, tổng tài sản là 205.103 tỷñồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính ñến cuối năm 2010, toàn hệ thống ACB có 280 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân viên 7.255 nhân viên.

2011

Vốn chủ sở hữu là 11.377 tỷ ñồng, tổng tài sản là 281.019 tỷñồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính ñến cuối năm 2011, toàn hệ thống ACB có 325 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân viên 8.613 nhân viên.

Đến ngày 31/12/2011, tổng tài sản của ACB khoảng 281.019 tỷ ñồng, tăng 37% so với năm 2010. Tổng tài sản của ACB so với tổng phương tiện thanh toán ñến 31/12/2010 chiếm khoảng 9,64%, tăng 1,4%.

Nhìn chung cơ cấu bảng tổng kết tài sản của ACB ñã thay ñổi theo hướng tốt hơn, các khoản phải thu phải trả liên quan ñến công nợ giảm xuống, tỷ lệ tài sản có sinh lợi ñược cải thiện.

2.2. Phân tích các yếu tố thuc v môi trường vĩ mô 2.2.1. Tình hình kinh tế xã hi Vit Nam 2.2.1. Tình hình kinh tế xã hi Vit Nam

Về GDP (2008 – 2011) là tiêu chí dùng ñể ñánh giá sự phát triển của một vùng hay một quốc gia.

Biu ñồ 2.2: Tăng trưởng GDP (2008 – 2011)

(Ngun: Kinh tế Vit Nam giai ñon 2006 – 2011 và Trin vng 2012 -2015)

Do khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Nhìn vào tốc ñộ tăng GDP có thể thấy rằng năm 2008 và 2009 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nặng nề nhất. Tuy nhiên, do áp dụng triệt ñể các chính sách kinh tế vĩ mô, nên vào năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục. Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập người dân ổn ñịnh cầu về dịch vụ ngân hàng tất yếu sẽ tăng.

Với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, ñịnh hướng chính sách kinh tế vĩ mô năm 2009 và năm 2010 vẫn theo hướng ưu tiên tăng trưởng. Chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng ñược duy trì với các biện pháp thắt chặt về kỹ thuật ñể tránh tăng trưởng về tiền tệ và lạm phát quay trở lại. Năm 2011 với sự lạm phát trở lại, kéo theo lãi suất tăng cao tiếp tục là nhân tố bất lợi cho sự tăng trưởng kinh tế và các hệ thống tài chính, ngân hàng và các thị trường tài sản. Điều này dẫn ñến ñời sống của người

dân ngày càng khó khăn hơn. Doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ ñể phục vụ sản xuất và hạn chế kinh doanh. Từ ñó ñã ảnh hưởng ñến hoạt ñộng thanh toán và sử dụng dịch vụ ngân hàng hạn chế.

Sự cạnh tranh giữ các ngân hàng nội lẫn ngân hàng ngoại ngày càng gây gắt khi Việt Nam chính thức thực hiện cam kết WTO. Bên cạnh những thách thức khi các ngân hàng ngoại tham gia vào thị trường này, thì cũng có nhiều cơ hội cho thị trường này, ñó là các ngân hàng sẽ phải tự ñổi mới mình, cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ, mang lại sự tiện ích cho khách hàng, chứ không còn dựa vào tín dụng như trước nữa. Để tồn tại và phát triển, ACB dựa trên nhưng cơ hôi của nền kinh tế phát triển và hội nhập không ngừng học hỏi, tiếp thu hỗ trợ của ñối tác, ngân hàng bạn ñể hoàn thiện và phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, mang lại hiệu quả cao và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

2.2.2. Chính tr và pháp lut

V chính trị, môi trường chính trị ổn ñịnh của Việt Nam có ý nghĩa quyết ñịnh trong việc phát triển kinh tế, tạo ñiều kiện thuận lợi trong việc thu hút ñầu tư nước ngoài, giải quyết ñược lao ñộng, ñẩy nhanh tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, là ñộng lực mạnh ñể tăng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Điều này ñã tạo ñộng lực khá lớn trong việc tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tạo lập và triển khai các chiến lược kinh doanh dài hạn và bền vững. Chính phủ Việt Nam ñang mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đó là ñiều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

V pháp lut, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cơ quan lập

pháp Việt Nam ñó là Quốc hội ñã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh các Bộ luật kinh tế [Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Nghị ñịnh số 59/2009/NĐCP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt ñộng của Ngân Hàng Thương Mại] ñể ñẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế, với mục ñích ñiều chỉnh quá trình phát triển kinh tế một cách hợp lý hơn. Các thể chế kinh tế ñược tạo ra nhằm mục ñích kích thích phát triển các thành phần kinh tế cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn ñịnh. Trong ñó các thành phần kinh tế ñược ñối xử công bằng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự kỷ cương, tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách ñể phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển.

Trong ñó, thông tư 19 (sửa ñổi thông tư 13) và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sẽ tạo ra những thay ñổi cơ bản quan trọng mà các Ngân Hàng Thương Mại phải thực hiện và ñiều chỉnh trong quá trình hoạt ñộng cũng như cần phải có chiến lược phát triển phù hợp. Những thay ñổi về quy chế hoạt ñộng sẽ là nền tảng ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong dài hạn. Luật các TCTD năm 2010 ñã có nhiều quy ñịnh nhằm nâng cao mức ñộ an toàn trong hoạt ñộng của TCTD trên cơ sở quán triệt quan ñiểm: TCTD là doanh nghiệp ñặc biệt, cần ñược quản lý một cách ñặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo ñảm an toàn trong hoạt ñộng ngân hàng. Điểm quan trọng trong Thông tư 13 này là, nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro từ 8% (theo quyết ñịnh 457/2005/QĐ- NHNN) lên 9%. Thông tư này có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường tính an toàn trong hoạt ñộng của các TCTD nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, triệt ñể thực hiện các quy ñịnh Basel.

Với chính trị ổn ñịnh và pháp luật quy ñịnh rõ ràng, minh bạch và an toàn của nhà nước Việt Nam tạo ñiều kiện thuận lợi thu hút vốn ñầu tư nước ngoài qua kênh ngân hàng, ñặc biệt là cơ hội cho ACB ñưa dịch vụ ngân hàng ñến với các khách hàng ngoài nước và là ngân hàng tin cậy trong lựa chọn giao dịch.

2.2.3. Văn hóa và xã hi

Quan niệm sống nói chung và cách chi tiêu nói riêng của người Việt Nam hiện nay vẫn chuộng chi tiêu bằng tiền mặt, ñiều này ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập cùng kinh tế thế giới, quá trình chi tiêu này cũng ñang dần thay ñổi theo hướng chuyển sang sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đây cũng là một cơ hội có ñược từ hội nhập cùng nền kinh tế thế giới cho ACB và cho ngành ngân hàng Việt Nam.

Hành vi tiêu dùng của người dân [Cửa hàng tạp hóa và siêu thị là 2 nơi mua sắm phổ biến nhất ở cả Hà Nội và Tp.HCM. Ở Hà Nội có xu hướng trung thành với kênh mua sắm truyền thống (chợ) mặc dù siêu thị ñang ngày càng phát triển và ñang dần chiếm ưu thế hơn]. Thêm vào ñó, cách sinh hoạt và ñiều kiện ñi lại cũng ảnh hưởng tới cách mua sắm tại chợ, thuận trên ñường ñi, nên cũng ảnh hưởng ñến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Việc thanh toán thẻ/qua hệ thống ngân hàng chỉ thích hợp cho các trung tâm mua sắm lớn và sang trọng.

Trong những năm gần ñây, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều bởi các tiện ích của nó. [ Theo kết qu nghiên cu “Khuynh hướng mua sm 2010” cho thy kênh bán l hin ñại ngày càng tr nên quan trng hơn ñối vi người tiêu dùng Vit Nam, 50% lượng khách hàng khu vc thành th mua sm và chi tiêu ch

yếu ti kênh bán l hin ñại thay chợ] .Đặc biệt các khách hàng ñược ñáp ứng nhanh chóng, chính xác, an toàn khi thanh toán qua ngân hàng, tuy nhiên việc thanh toán qua ngân hàng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chủ thẻ tham gia thanh toán.

Tuy nhiên, thực tế phải thừa nhận rằng tổng khối lượng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng khối lượng thanh toán của kinh tế còn lớn, cho thấy sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hoá tiêu dùng của người dân. Điều này dẫn ñến nhu cầu của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế và môi trường cho hoạt ñộng ngân hàng còn nhiều rủi ro. Mức ñộ nhận biết của khách hàng về dịch vụ ngân hàng còn thấp. Dân số Việt Nam hơn 85 triệu người sử dụng dịch vụ ngân hàng và Việt Nam có 33 triệu thẻ thanh toán, 12.000 máy ATM và 50.000 ñịa ñiểm nơi mà thẻ có thể ñược sử dụng cho thanh toán (POS). Sự phát triển kinh tế xã hội của ñất nước trong thời kỳ hội nhập, tuy nhiên mặt trái của nó mang lại là tệ nạn xã hội. Ảnh hưởng ñến hoạt ñộng ngân hàng, xảy ra tình trạng gian lận trong giao dịch ngân hàng còn khá phổ biến. Rủi ro cho chủ thẻ là khá cao khi mà công nghệ phát triển, lợi dụng công nghệ ñể chiếm ñoạt tiền của chủ thẻ.

2.2.4. Kỹ thuật và công ngh

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin ñã tạo ñiều kiện cho ngành ngân hàng phát triển và ứng dụng phần mềm quản lý, quản trị kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt ñộng. Với nền tảng công nghệ ñã làm cho công tác quản lý của ngân hàng gọn nhẹ, chính xác và hiệu quả hơn; thông tin phục vụ cho công tác quản trị ñiều hành ñược kịp thời. Bên cạnh ñó nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng ñiện tử ra ñời như: Internet Service, SMS Service, Phone Service, Mobile Service, thanh toán thẻ, máy rút tiền tự ñộng (ATM)... ñã ñáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. Chính sự xuất hiện và phát triển của dịch vụ ngân hàng ñiện tử ñặc biệt là dịch vụ E-Banking cho phép khách hàng quan hệ, giao dịch và thanh toán qua mạng với ngân hàng sẽ là ñiều kiện thuận lợi thúc ñẩy các hoạt ñộng dịch vụ khác trong nền kinh tế phát triển, nhất là ñối với hoạt ñộng thương mại ñiện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch dịch vụ.

Dịch vụ ngân hàng hiện nay thì có thể ñưa ra một số nhận xét như sau: (1) Vẫn còn khoảng trống dịch vụ khách hàng cá nhân. Tỷ lệ số dân sử dụng dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm khoản 10%, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, khu vực nông thôn hoàn toàn chưa phát triển. (2) Nhu cầu vay vốn ñối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ñể phục vụ mục ñích hoạt ñộng kinh doanh. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, tuy nhiên chỉ có hơn 30% tiếp cận ñược nguồn vốn, hơn 30% khó tiếp cần nguồn vốn, còn lại không tiếp cận ñược. (3) Đối với

ACB ñịnh hướng phát triển chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, doanh nghiệp vừa

và nhỏ. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trống dịch vụ ñối với doanh nghiệp lớn (ña quốc gia), chủ yếu các ngân hàng 100% vốn nước ngoài chiếm lĩnh thị trường này.

2.3. Phân tích các yếu tố thuc v môi trường vi mô 2.3.1. Áp lc cnh tranh t khách hàng 2.3.1. Áp lc cnh tranh t khách hàng

Một ñặc ñiểm khi phân tích khách hàng là khả năng chuyển ñổi cao của khách hàng. Sự thay ñổi về chất lượng dịch vụ không cao, thái ñộ phục vụ của nhân viên không tốt hoặc khả năng ñáp ứng nhu cầu của khách hàng bị hạn chế sẽ làm cho khách hàng thay ñổi và chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác. Từ ñó có thể nhận thấy rằng mức ñộ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn, khách hàng có nhiều lựa chọn. Khách hàng vẫn có thể “ñứng núi này, trông núi nọ” mà chuyển sang các ngân hàng có chương trình khuyến mại hấp dẫn hơn, ngân hàng sẽ nhận lấy rủi ro thanh khoản. Trong ñiều kiện khó khăn nêu trên, ñể níu chân khách hàng, các Ngân Hàng Thương Mại phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách gia tăng tiện ích cho sản phẩm, dịch vụ, xây dựng văn hoá kinh doanh, thay ñổi thái ñộ phục vụ…trong ñó chú trọng ứng dụng công nghệ hiện ñại ñể ña dạng hóa sản phẩm. Đối với ACB tập trung vào thị trường bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh doanh dựa trên một lượng ñông ñảo những doanh nghiệp quy mô nhỏ mà hiện nay ñang ñua nở trên thị trường Việt Nam. Thị trường bán lẻ ñối với ngành ngân hàng hiện nay cạnh tranh là

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2012-2017.PDF (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)