Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban hợp tác

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực ở Hợp tác xã Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 52)

tác xã

Hợp tác xã Phú Lãm là loại hình doanh nghiệp tập thể nên cơ cấu tổ chức đƣợc thể hiện nhƣ sau:

42

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của HTX Phú Lãm

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán HTX Phú Lãm)

* Chủ nhiệm Hợp tác xã:

Chủ nhiệm HTX do đại hội xã viên bầu có các nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Chịu trách nhiệm trƣớc Đảng ủy – HĐND – UBND và toàn thể xã viên về việc điều hành hoạt động của Ban quản trị, các phòng ban và các bộ phận giúp việc trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã.

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện đúng các điều lệ quy định của Hợp tác xã và các kế hoạch đã đề ra trong kỳ đại hội xã viên, tổ chức học tập tiếp thu và trao đổi để thực hiện việc kinh doanh của HTX. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật đối với những cán bộ công nhân dƣới quyền. Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định,

CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN THỦ QUỶ- THU KHO CÁN BỘ KỸ THUẬT ĐỘI THỦY NÔNG ĐẠI HỘI XÃ VIÊN KIỂM SOÁT

43

đồng thời đại diện doanh nghiệp trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến quyền lợi của Hợp tác xã.

* Ban kiểm soát Hợp tác xã:

Ban kiểm soát đƣợc Đại hội tín nhiệm bầu ra có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của HTX nhƣ sau:

- Kiểm tra thực hiện điều lệ, nội quy HTX và Nghị quyết đại hội xã viên;

- Giám sát hoạt động Ban quản trị: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và cán bộ, nhân viên;

- Kiểm tra tài chính (thu, chi, tồn quỹ), tham gia xử lý các khoản lỗ, kiểm tra giám sát các tài sản vốn vay, các khoản hỗ trợ của nhà nƣớc;

- Tham gia giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến HTX;

- Tham dự các cuộc họp Ban quản trị, thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quản trị và cán bộ, nhân viên, xã viên về những kiến nghị thắc mắc đã đƣợc giải quyết.

- Yêu cầu ngƣời có liên quan trong HTX cung cấp sổ sách, chứng từ và thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra.

- Chuẩn bị cho chƣơng trình nghị sự triệu tập đại hội cán bộ, nhân viên bất thƣờng khi Ban quản trị HTX thực hiện không có hiệu quả, có hành vi vi phạm pháp luật và điều lệ HTX.

* Phó chủ nhiệm Hợp tác xã:

Do ban quản trị bầu ra trong số các thành viên ban quản trị, phó chủ nhiệm là ngƣời giúp việc cho chủ nhiệm quản lý điều hành hợp tác xã trong lĩnh vực đƣợc ban quản trị phân công.

- 1 Phó chủ nhiệm phụ trách về sản xuất nông nghiệp.

- 1 Phó chủ nhiệm phụ trách về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và cho thuê ki ốt, cửa hàng.

44

Thực hiện công tác hạch toán, thống kê, báo cáo tài chính trong đơn vị cụ thể là:

- Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo, hƣớng dẫn việc thực hiện kế hoạch;

- Quản lý các loại vốn, các quỹ tập trung của đơn vị, lập quyết toán chi trả lƣơng cho cán bộ và công nhân;

- Tham gia lập phƣơng án điều hoà vốn, bảo toàn và phát triển vốn của đơn vị. Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên trên theo quy định và tham gia xây dựng và quản lý các mức giá.

* Thủ quỹ - thủ kho:

Quản lý quỹ tiền mặt thu - chi theo lệnh chi của Chủ nhiệm đảm bảo đúng pháp luật, liên hệ giao dịch với những địa điểm nhận vật tƣ, bảo quản vật tƣ tại nhà kho và cung ứng vật tƣ cho tổ đội phục vụ sản xuất và thi công công trình. * Cán bộ kỹ thuật:

Cán bộ kỹ thuật làm tham mƣu tổng hợp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, có nhiệm vụ kiểm tra vận hành những trang thiết bị, vật liệu, dụng cụ, trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động và trực tiếp giám sát, sử dụng trong quá trình hoạt động phục vụ sản xuất. Thực hiện việc phun thuốc phòng chống bệnh dịch phá hoại sản xuất.

* Tổ thủy nông:

Tổ có trách nhiệm phục vụ tƣới tiêu nƣớc cho đồng ruộng, kiểm tra tính an toàn trong quá trình sản xuất và có giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng theo quy định.

Hỗ trợ cùng cán bộ kỹ thuật khuân vác, vận chuyển sản phẩm sau khi suốt lúa cho xã viên về nơi bảo quản.

3.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của HTX

Hợp tác xã tự chủ về việc kinh doanh dịch vụ , tự tìm thị trƣờng ổn định nhƣ:

Về xây dựng - dịch vụ: Hợp tác xã đã trực tiếp thực hiện nhiều hợp đồng và các hợp đồng đều thực hiện có chất lƣơng cao.

45

Về mua bán hàng hóa: Việc mua các loại vật tƣ thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón cho cây trồng và bán hàng hóa nhƣ lúa gạo, các mặt hàng nông sản HTX đã rất chủ động tìm kiếm thị trƣờng, nhà cung cấp có uy tín để thực hiện hợp đồng nhờ vậy, trong những năm qua các xã viên hợp tác xã sản xuất mua đƣợc những hàng hóa có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý.

Cho thuê các cửa hàng ki ốt: Thƣờng xuyên kiểm tra các hoạt động của các cửa hàng ki ốt cho thuê về việc buôn bán các loại hàng hóa, đình chỉ hay cắt hợp đồng nếu các hộ thuê, kinh doanh mặt hàng trái hoặc không đƣợc pháp luật nhà nƣớc cho phép.

Bảng 3.1: Doanh số 2011 - 2013

Đơn vị: đồng

Năm Doanh thu và thu nhập khác

THU CHI LỢI NHUẬN

2011 1.300.987.403 639.008.000 661.979.403 2012 1.585.408.813 920.779.000 664.629.813 2013 1.961.454.903 1.181.869.000 779.585.903

(Nguồn: báo cáo tài chính HTX) Nhận xét: Doanh thu của HTX tăng rõ rệt qua các năm, cụ thể năm 2011 đã thực hiện vƣợt mức kế hoạch đề ra. Nguyên nhân tăng doanh thu trong năm 2011, 2012, 2013 là trong HTX có sự thay đổi về kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân, đồng thời HTX trang bị những phƣơng tiện thiết bị mới hiện đại. Do đó, đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh. Mặt khác các cán bộ, nhân viên thấy đƣợc lợi ích của việc gia nhập HTX sản xuất có lãi nên chủ động đầu tƣ vốn ủng hộ thúc đẩy HTX phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đi vào ổn định và có tăng trƣởng vững chắc. Hơn thế nữa, số lƣợng xã viên của HTX ngày càng tăng lên chứng tỏ hƣớng kinh doanh của HTX lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên xét một cách tổng thể, hoạt

46

động sản xuất kinh doanh của HTX vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Bên cạnh đó, trong vòng 3 năm trở lại đây tình hình tài sản của hợp tác xã bao gồm có các loại tài sản thông thƣờng nhƣ máy móc, trang thiết bị, nhà xƣởng, đất đai,… có những thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Điều này có mối quan hệ mật thiết với mức tăng trƣởng bền vững và ổn định của lợi nhuận của HTX. Tuy là một hợp tác xã có quy mô không lớn song bằng nỗ lực lao động không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ cũng nhƣ xã viên và ngƣời lao động trong 3 năm vừa qua tình hình kinh doanh của HTX có nhiều bƣớc phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực ở Hợp tác xã Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)