Hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam).

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

6 Lợi nhuận trước

2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam).

TNHH Hanopro (Việt Nam).

2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro(Việt Nam). (Việt Nam).

Thứ nhất, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển còn chưa hiệu quả, một số nội dung đầu tư phát triển của Công ty vẫn chưa quan tâm và đầu tư đúng mức.

* Về hoạt động đầu tư máy móc thiết bị.

Mấy năm trở lại đây, Công ty tuy đã có nhiều cố gắng đầu tư vào máy móc thiết bị để đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhưng vẫn gặp những hạn chế nhất định.

Mặc dù không ngừng gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nhưng có thể thấy công ty vẫn chưa hoàn thiện dây chuyền khi các máy móc chưa đồng bộ.

Đa phần máy móc sản xuất băng keo đã có thời gian dùng từ 7 đến 10 năm, một số ít đã đến lúc phải thanh lý. Trong khi đó, một số máy móc, dây chuyền mới nhập như: dây chuyền sản xuất băng dính bảo vệ bề mặt, dây chuyền sản xuất hạt chống ẩm lại có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và giá trị lớn.

Công ty đã nỗ lực đầu tư nhiều vào dây chuyền công nghệ hiện đại, tuy nhiên kết cấu nhà xưởng chưa được thay đổi để phù hợp. Mặc dù công ty có tiến hành xây dựng thêm nhà máy mới để phục vụ sản xuất, tuy nhiên chưa chú trọng sửa sang lại nhà máy cũ đã xây dựng từ lâu để đảm bảo phù hợp với kết cấu của những máy móc mới nhập.

* Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Mặc dù đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty không ngừng phát triển, trình độ của cán bộ cũng như của công nhân đã được nâng lên nhưng so với nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy rằng thời gian qua Công ty đã tuyển thêm lao động nhưng chủ yếu là công nhân kỹ thuật, nhân viên văn phòng và cán bộ quản lý, một số công nhân ở nhà máy chưa chủ động trong học tập những kiến thức kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, công tác đánh giá thực hiện công việc của Công ty còn yếu kém. Công ty chưa có các quy chế và phương pháp rõ ràng đánh giá việc thực hiện công việc đối với người lao động, đặc biệt đối với những nhân viên làm công việc văn phòng. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của trưởng các phòng ban Công ty chưa thực sự tốt, thiếu khách quan và không đảm bảo tính chính xác cao. Công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty chưa đạt hiệu quả cao. Công ty chủ yếu thực hiện hình thức đào tạo nguồn nhân lực bằng cách gửi công nhân viên đi học ở các địa điểm đào tạo, hình thức đào tạo chưa phát huy

được hiệu quả.

* Hoạt động đầu tư phát triển cho marketing.

Công tác đầu tư cho hoạt động marketing của Công ty còn rất nhiều hạn chế, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa đa dạng đi sâu vào các hình thức và phương tiện quảng cáo mới. Mặc dù Công ty đã có hoạt động quảng cáo qua mạng internet, website nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa có sự cập nhật mới nhất vào trang web của mình.

Thứ hai, quy trình đầu tư còn đơn giản chưa hoàn thiện. Công tác quản lý đầu tư chưa mang tính chuyên môn cao và còn thiếu hiệu quả.

Công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) tiến hành hoạt động đầu tư vẫn còn khá riêng lẻ và thiếu tính nhất quán do công ty chưa có bộ phận chuyên trách quản lý riêng hoạt động đầu tư.

Trong quá trình hoạt động, xuất hiện nhu cầu về nâng cấp máy móc, mở rộng hoạt động => các đơn vị sẽ chủ động đề xuất lên giám đốc xem xét và tiến hành mua sắm, đầu tư. Hoạt động như vậy một mặt giúp doanh nghiệp xác định được chính xác những gì mình đang cần, tránh đầu tư lãng phí. Những yêu cầu này xuất hiện trực tiếp từ đơn vị sản xuất, vì thế đây cũng là những đề xuất thiết thực và cần thiết. Tuy nhiên, cách đầu tư như vậy cũng còn nhiều hạn chế.

- Thiếu tầm nhìn dài hạn, có thể không nắm bắt kịp thời sự thay đổi của ngành, cập nhật công nghệ mới. Sự thay đổi này xuất phát từ nhu cầu của đơn vị trực tiếp sản xuất đôi khi khiến cho doanh nghiệp ở vào thế bị động do sự thay đổi là cần thiết trong khi khả năng tài chính lại chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu này.

- Sự thay đổi diễn ra không đồng bộ có thể dẫn đến việc hoạt động không ăn khớp giữa các thiết bị, khó khăn khi muốn thay đổi toàn bộ dây chuyền do có một số máy móc còn mới, một số lại cũ kỹ và cần phải thay thế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w