Môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

các vùng, ngành theo quy hoạch của chính phủ, hướng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Đầu tư nhà nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài, các quy hoạch kinh tế xã hội, tỷ lệ thất thoát, tham nhũng, tốc độ giải ngân vốn, các thủ tục khi sử dụng vốn nhà nước.

Do vậy, đầu tư nhà nước vừa là đòn bẩy kích thích đầu tư tăng cao góp phần làm cho tổng đầu tư xã hội tăng nếu hoạt động đầu tư nhà nước có hiệu quả. Trong trường hợp đầu tư nhà nước không đúng hướng,không phù hợp hoặc sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả sẽ gây hiệu ứng ngược lại cho đầu tư tư nhân và khiến cho tổng đầu tư xã hội giảm sút, kéo nền kinh tế đi xuống.

1.3.6. Môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư

* Môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan,chủ quan, bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư có mối liên hệ

tương tác lẫn nhau,có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả đầu tư. Có thể nói đến hai khái niệm:

- Môi trường cứng: bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, ví dụ như hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng giao thông,…

- Môi trường mềm: bao gồm hệ thống thủ tục hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống tài chính – ngân hàng

Cơ sở hạ tầng ở đây mang tính tiên phong, định hướng, xúc tác cho các hoạt động đầu tư, nó mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy cần chú ý đến công tác đầu tư chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư, tạo cho họ sự tin cậy để bỏ vốn đầu tư.

* Hoạt động xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư là hoạt động do nước chủ nhà tiến hành để giới thiệu cơ hội đầu tư và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xúc tiến đầu tư được thực hiện thông qua các hoạt động như các chuyến viếng thăm ngoại giao cấp chính phủ, các hội thảo khoa học, tham quan khảo sát, các diễn đàn đầu tư…

1.3.7. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là loại thuế đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ với chính phủ một phần lợi nhuận của mình.

Tuy loại thuế đánh vào lợi nhuận theo cách này không làm thay đổi động cơ đầu tư nhưng lại cản trở đầu tư vì các doanh nghiệp phải trích khấu hao dựa trên chi phí lịch sử, tức là phần trích khấu hao được tính trên cơ sở giá mua tư bản ban đầu. Trong thời kì lạm phát, chi phí thay thế lớn hơn chi phí lịch sử nên thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng đánh giá quá cao lợi nhuận, thậm chí vẫn đánh thuế ngay cả khi lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không, từ đó làm cho việc chi tiêu vào đầu tư trở nên ít hấp dẫn hơn, cản trở hoạt động đầu tư.

Bên cạnh đó thì việc miễn thuế đầu tư lại là một quy định trong luật thuế nhằm mục tiêu khuyến khích đầu tư. Phần miễn thuế đầu tư sẽ làm giảm mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp khi chi tiêu cho đầu tư, họ sẽ dành khoản tiền đó

để mua hàng đầu tư mới, nói cách khác sẽ làm giảm chi phí đầu tư thực tế của mỗi đơn vị tư bản. Như vậy, miễn thuế đầu tư làm giảm chi phí đầu tư và tăng chi tiêu đầu tư.

Thuế thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nên khi chính phủ đưa ra các chính sách thuế khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các chính sách này để có được sự điều chỉnh phù hợp, nhằm đạt được lợi nhuận lớn nhất cho hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w