Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp 1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp 1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư

1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư

Mọi hoạt động của con người đều hướng tới kết quả mong muốn. Kết quả mà hoạt động đầu tư phát triển đạt được được thể hiện qua các chỉ tiêu, qua sự tăng lên về nguồn lực, tài sản vật chất và trí tuệ không chỉ cho doanh nghiệp mà còn là

cho nền kinh tế. Một số chỉ tiêu kết quả gồm: a, Giá trị tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các dịch vụ xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Trong các dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động là giá trị hạng mục công trình, đối tượng có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động.

Các tài sản cố định được huy động có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị, đây là kết quả đạt được trực tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình.

- Tài sản cố định huy động được xác định bằng công thức:

F = Ivb + Ivr – C - Ive

Trong đó:

F – Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ.

Ivb – vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ).

C – Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định (chi phí do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại, được cấp có thẩm quyền cho phép duyệt bỏ: bão, lụt,…).

Ive – vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau. b, Hệ số huy động tài sản cố định

- Là tỷ số giữa giá trị tài sản cố định huy động và tổng vốn đầu tư được thực hiện của dự án. Hệ số này phản ánh mức độ đạt được kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư đã được thực hiện của dự án.

Hệ số huy động

TSCĐ của dự án =

Hệ số này càng tiến gần đến 1 thì công tác quản lý hoạt động đầu tư càng tốt, do vốn đầu tư nhanh chóng kết cấu vào tài sản của doanh nghiệp.

c, Năng lực phục vụ sản xuất tăng thêm

Khi tài sản cố định được đưa vào sử dụng sẽ tạo ra sản phẩm và tăng năng lực sản xuất, phục vụ của doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Năng lực sản xuất này được thể hiện ở công suất, năng lực phát huy tác dụng của tài sản cố định được huy động. Và tất nhiên, việc gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ này không chỉ có ý nghĩa với doanh nghiệp mà còn làm tăng thêm sản lượng của ngành, của địa phương và của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, việc gia tăng tài sản cố định trong hoạt động ở các lĩnh vực kéo theo sự tăng lên của số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động vận hành các máy móc, thiết bị này.

Tài sản cố định, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là kết quả trực tiếp do hoạt động đầu tư cho các tài sản vật chất mang lại. Các chỉ tiêu này là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư ở cấp độ quản lý. Song, các chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi thực hiện được mục tiêu mà các hoạt động đầu tư đã xác định.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w