Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.2.3.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một trong những nhận thức rõ ràng về lý luận cũng như từ thực tế rằng nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế.

Khi mới bắt đầu mở cửa, chúng ta tự hào cho rằng một trong những đặc tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt nam là lao động giá rẻ. Quá trình hội nhập đã cho thấy rõ, lao động giá rẻ không phải là lợi thế, nó thể hiện sự yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực và từ đó dẫn tới giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế thấp, và cuối cùng dẫn tới chất lượng cuộc sống thấp.

Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trong điều kiện của thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức ngày nay, bối cảnh cạnh tranh của thế giới cũng đã và đang thay đổi. Cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang là chủ đề quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, để có được đội ngũ nhân lực giỏi, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển của mình, tạo cơ sở để xác định đúng nhu cầu nhân lực, từ đó hình thành chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu chiến lược của công ty. Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp gồm có: đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường điều kiện làm việc; trả lương đúng đủ cho người lao động.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 25)