Tốc độ phát triển của sản lượng quốc gia

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

* Lí thuyết của Keynes:

1.3.4.Tốc độ phát triển của sản lượng quốc gia

Đây là một chỉ tiêu vĩ mô ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố khác. Nhu cầu về sản lượng sản phẩm hay việc thay đổi sản lượng là nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm qui mô vốn đầu tư.

Ví dụ: Khi GDP tăng nhanh sẽ làm tăng thu nhập của người dân, do đó vừa kích thích tiêu dùng lại vừa làm tăng tiết kiệm. Khi tiêu dùng tăng thì tổng cầu cũng tăng; tiết kiệm tăng thì cung vốn vay tăng làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư ( Do AD = C +I + G + NX - M)

Hơn nữa, khi toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo ra tâm lí hướng về đầu tư. Quá trình này sẽ tạo ra hiệu ứng “số nhân”, tức là: một sự tăng thêm ban đầu trong sản lượng sẽ làm đầu tư và sản lượng tiếp tục tăng thêm nhiều lần.

- Tốc độ tăng sản lượng và tốc độ tăng vốn đầu tư không giống nhau, vấn đề này được đề cập trong lí thuyết gia tốc vốn đầu tư . Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn theo công thức:

x = K/Y

Trong đó:

K: vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu; Y: sản lượng tại thời kì nghiên cứu; x: hệ số gia tốc đầu tư;

Từ công thức thức trên ta suy ra: K = x * Y

Như vậy nếu x không đổi thì khi qui mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Theo công thức trên thì sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ hoặc không đổi so với thời kì trước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Hanopro (Việt Nam) – Thực trạng và giải pháp (Trang 37)