b, Quy mô, năng lực của doanh nghiệp
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất. Cũng như bất kỳ nhân tố nào khác, khi huy động vốn doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Mỗi loại vốn cụ thể đều có chi phí nhân tố cấu thành. Vì có sự khác nhau về chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn khác nhau, do đó việc xác định được một cơ cấu vốn hợp lý để tối thiểu hóa chi phí và tối đa lợi nhuận là vô cùng quan trọng.
Với Hanopro, hoạt động kinh doanh thuận lợi cho phép doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Cơ cấu vốn đầu tư của công ty qua các năm
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty TNHH Hanopro (Việt Nam), giai đoạn 2012 – 2014 (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2012 2013 2014 Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ Vốn đầu tư 31640 100% 34292 100% 41482 100% Vốn chủ sở hữu 9176 29% 11650 34% 13689 33% Vốn vay và khác 22464 71% 22642 66% 27793 67%
(Nguồn: Phòng kế toán và tính toán của tác giả)
• Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn tự có của công ty được tích lũy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và trích khấu hao tài sản. Đây là nguồn vốn quan trọng mà công ty sử dụng cho hoạt động đầu tư phát triển, vì nó ít chịu ảnh hưởng bởi biến động của thị trường bên ngoài mà không bị ràng buộc về chi phí sử dụng vốn. Đồng thời, nó cũng thể hiện vai trò tự chủ của công ty. Khi nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư phát triển thì hoạt động đầu tư ít bị tác động bởi yếu tố thị trường ngoài. Vì vậy dễ kiểm soát hơn, từ đó tăng tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Xu hướng vận động của vốn chủ sở hữu của Công ty là ổn định, và tăng đều về lượng qua các năm. Điều này có được là do số lượng đơn đặt hàng trong những năm gần đây tăng mạnh và giá trị hợp đồng cũng tương đối lớn trong đó có những khách hàng như: hệ thống siêu thị Metro, công ty cổ phần bao bì Habeco, công ty Sumitomo interconect products Việt Nam,… khiến cho lợi nhuận của công ty luôn giữ được sự ổn định và gia tăng đều đặn, đây là nguồn chính gia tăng vốn chủ sở hữu cho công ty. Vốn chủ sở hữu năm 2012 là 9176 triệu đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên là 13689 triệu đồng. Xu hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu qua các năm cũng cho thấy sự tự chủ hơn trong sử dụng vốn cho đầu tư.
• Vốn vay và vốn khác:
khăn trong công tác vay vốn do giai đoạn đầu chưa thể khẳng định giá trị và uy tín đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Muốn vay vốn một cách an toàn thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng phải đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu vốn vay này chiếm tỷ trọng quá lớn, công ty sẽ đối mặt với khả năng trả nợ kém hay vỡ nợ, ảnh hưởng đến uy tín và sự tồn tại của công ty.
Những kết quả kinh doanh khả quan trong giai đoạn 2012-2014 là có sự đóng góp lớn từ nguồn vốn vay tín dụng. Nguồn vốn đi vay này giúp công ty đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn và trung hạn, đầu tư vào các khoản đầu tư máy móc thiết bị và hàng tồn trữ. Việc kết hợp sử dụng hợp lý nguồn vốn vay giúp công tác sử dụng vốn của Công ty linh hoạt hơn và hoạt động sản xuất kinh doanh được trơn tru hơn.
Đặc biệt, hoạt động kinh doanh hiệu quả cho phép công ty sử dụng đòn bẩy tài chính để làm tăng lợi nhuận, đồng thời là lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp công ty tiết kiệm thuế. Tùy thuộc vào từng kế hoạch đầu tư và điều kiện cụ thể của mình với những mục tiêu đầu tư khác nhau mà công ty có thể huy động các nguồn vốn đầu tư với quy mô và cơ cấu phù hợp đảm bảo chi phí và hiệu quả cho từng dự án cụ thể.
Tuy nhiên, sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế toán khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty. Từ cơ cấu vốn đầu tư của Hanopro có thể thấy tỷ lệ nợ đã giảm từ 71% năm 2012 xuống còn 66% năm 2013 và 67% năm 2014.