- Việc tổ chức các hội thi, ngày hội, ngày lễ theo chương trìn hở trường MN là một nội dung giáo dục rất quan trọng đối với trẻ và là một hình thức tuyên truyền rất có hiệu quả.
SỐ LƯỢNG TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN THÂM NIÊN CÔNG TÁC
CÔNG TÁC Hiện Có Cần Thiếu TC CĐ ĐH Sau ĐH < 5 năm 6-10 năm 11-20 năm 20 năm trở đi 1 CBQL 66 99 33 7 30 29 15 27 10 14
(%) 10.6 45.5 43.9 22.7 40.9 15.2 21.2 2
GV 342 492 150 105 155 82 180 89 73
(%) 30.7 45.3 24.0 52.6 26.0 21.4
(Nguồn từ phòng GD & ĐT Quận Tân Phú cung cấp tháng 03/2014)
a) Đối với CBQL: qua số liệu bảng 2.12 cho chúng ta thấy hiện nay số lượng CBQL thiếu 33 đồng chí. Về trình độ học vấn chúng ta nhận thấy đội ngũ CBQL các trường MNTT đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó 43.9% trình độ đại học, 45.5% trình độ cao đẳng, trung cấp chỉ có 07 người chiếm tỷ lệ 10.6% chủ yếu là CBQL lớn tuổi. Tất cả CBQL đều đã qua các lớp bồi dưỡng làm công tác quản lý. Nhiều CBQL tự trang bị cho bản thân (kiến thức và khả năng sử dụng vi tính, ứng xử giao tiếp xã hội, một số kỹ năng sống...) để có đủ các điều kiện làm người quản lý. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn (cao đẳng, đại học) của CBQL đều đào tạo tại chức không tập trung, chắp vá nên gặp khó khăn nhất định trong công tác quản lý. Số CBQL có thâm niên trên 20 năm có 14 người đều là những CBQL đã nghỉ hưu. Số CBQL có thâm niên dưới 5 năm có 15 người chiếm 22.7%. Từ 6 – 10 năm có 27 người, chiếm tỷ lệ 40.9%. Số CBQL có thâm niên từ 11 đến 20 năm có 10 người,chiếm tỷ lệ 15.2 %, đây là lực lượng CBQL được đào tạo cơ bản (chủ yếu là hiệu phó), có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu tin học, ham học hỏi, sáng tạo chủ động trong công việc được giao và điều hành nhà trường. Tuy vậy, công tác quản lý ở các trường MNTT Quận Tân Phú chưa thực sự đổi mới, thiếu trẻ hóa nặng về kinh nghiệm.
b) Đối với đội ngũ GV: mấy năm gần đây, với sự cố gắng học tập nâng cao trình độ đào tạo chuyên môn chất lượng của đội ngũ giáo viên đã được nâng lên rõ rệt; trình độ sơ cấp mầm non đã không còn, trung cấp mầm non chiếm tỷ lệ 30.7%, cao đẳng mầm non chiếm tỷ lệ 45.3%, đại học 24%. Qua bảng thể hiện số liệu về trình độ chuyên môn của giáo viên MNTT cho thấy về trình độ các giáo viên MNTT ngày được nâng lên, các giáo viên có ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tỷ lệ đạt chuẩn 100%, tỷ lệ trên chuẩn 69.3%. Điều đó cũng chứng tỏ một điều các chủ trưởng, hiệu trưởng các nhà trường đã rất quan tâm tới chất lượng đội ngũ giáo viên, đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên để ngày một nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ.
- Về mặt mạnh của đội ngũ giáo viên: Giáo viên có thâm niên từ 6 đến 10 năm có 89 người chiếm tỷ lệ 26%, đây là lực lượng giáo viên có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản, có kiến thức về chuyên môn tốt, có khả năng nhận thức, tiếp thu cái mới nhanh, năng nổ nhiệt tình với công việc.
- Về mặt hạn chế của đội ngũ giáo viên: GV có thâm niên dưới 5 năm có 180 người chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 52.6%, giáo viên ở độ tuổi này ít có độ chín chắn nhất định về nhận thức xã hội và về nghề nghiệp thiếu kinh nghiệm do đó đạt kết quả không cao trong công tác CS-GD trẻ.
Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng của các hoạt động nhà trường. Trong đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ có ý nghĩa quan trọng. Để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ MN, việc đưa ra và thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu của các HT trường MN. Đa số các trường tư thục thiếu giáo viên, đội ngũ giáo viên còn tương đối trẻ nên kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế. Vì các trường này đa số được thành lập chưa lâu, hơn nữa đội ngũ giáo viên rất khó ổn định như các trường công lập. Cũng có lúc các trường thiếu giáo viên (thiếu tạm thời do giáo viên nghỉ hộ sản) thì chủ yếu là HT giải quyết bằng chắp vá hoặc nhờ người chưa đủ chuẩn (Sơ cấp nuôi dạy trẻ) đứng lớp cùng một giáo viên. Biện pháp giải quyết của HT một cách tạm thời thật khó đảm bảo chất lượng CS - GD trẻ.
Qua thăm dò ý kiến các HT, chúng tôi thấy rằng vấn đề tuyển dụng giáo viên ở một số trường tư thục gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường chỉ có hai đối tượng dự tuyển chủ yếu. Thứ nhất, là những người sắp hoặc đã về hưu ở các trường công lập. Những người này thường có kinh nghiệm nhưng chậm chạp và không học nâng cao nữa, khó đổi mới và nhiều trường hợp, ít nhiệt tình với công việc, khó thích hợp với trẻ. Đối tượng thứ hai là những giáo sinh mới ra trường. Trường tuyển họ vào làm việc lúc chưa có một chút kinh nghiệm. Sau quá trình làm việc, được bồi dưỡng có kinh nghiệm rồi, hay được cử đi đào tạo đại học thì thường chuyển vào trường công lập điểm, trường tư thục có chất lượng hay vào các trường có yếu tố quốc tế. Các trường mầm non tư thục nhỏ vì vậy thường chịu nhiều thiệt thòi về vấn đề nhân lực. Còn có một lý do nữa thuộc về tâm lý, đó là tâm lý yên tâm và chắc chắn của giáo viên khi vào làm ở trường công lập.
Nhận thức được vai trò của chất lượng của đội ngũ giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, các HT trường MNTT Quận Tân Phú đã rất coi trọng các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ; đồng thời, quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách theo qui định Nhà nước. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được coi là biện pháp hàng đầu. Kết quả thăm dò các HT về các biện pháp đã được sử dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ cho thấy, gồm các biện pháp được sử dụng phổ biến.
Bảng 2.13: Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận Tân Phú
STT Các bi n phápệ Mức độ
Tốt Khá Trung
Bình Yếu 1
Thực hiện dự giờ chuyên môn đều đặn để trao đổi, học tập những kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho trẻ.
35% 40% 25% 0
2
Tổ chức dự giờ đều các môn, các hoạt động, các chuyên đề. Bồi dưỡng qua xây dựng điểm để GV học tập.
55% 20% 25% 0
3
Trực tiếp hướng dẫn GV đăng ký thi đua, bám sát từng giáo viên, từng lớp thông qua dự giờ, thăm lớp.
65% 25% 15% 0
4
Đánh giá chính xác khả năng của từng giáo viên.Thu hút GV vào các hình thức học tập và tự học tập. Chú ý đến nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên
40% 45% 15% 0
5
Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn
53% 26% 21% 0
6
Bồi dưỡng sức khoẻ: quan tâm thực hiện đầy đủ công bằng , kịp thời các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB, GV, NV. Động viên khen thưởng kịp thời.
45% 25% 30%
7
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh. HT là trung tâm đoàn kết và tấm gương sáng để mọi người noi theo.
45% 35% 20% 0
8
Bố trí GV giỏi và GV yếu, GV cũ và GV mới để
họ bồi dưỡng trực tiếp cho nhau 9% 10%
Biện pháp tổ chức dự giờ chuyên môn đều đặn để trao đổi học tập và rút kinh nghiệm, đạt mức độ: Tốt 35%; Khá 40%; Trung bình 25%.
Biện pháp tổ chức các tiết dạy, các hoạt động, các chuyên đề đạt ở mức Tốt 55%; Khá 20%; Trung bình 25%; giải pháp này được các HT thực hiện mang lại hiệu quả cao hơn cả là hoàn toàn hợp lý bởi nó hợp với quy luật nhận thức của giáo viên, với việc nâng cao tay nghề bằng cách “Trăm nghe không bằng một thấy” và đã tập trung vào các hoạt động chính chăm
sóc - giáo dục trẻ.
Biện pháp trực tiếp hướng dẫn giáo viên từng lớp thông qua dự giờ, thăm lớp đạt mức Tốt 65%; Khá 25%; Trung bình 15%. Cách thức quản lý này rất phù hợp với trình độ giáo viên hiện nay. Có nhiều phương pháp nói mãi giáo viên không hình dung được nhưng đưa vào dự giờ là hiểu ngay và có thể vận dụng phương pháp đó một cách hữu hiệu.
Biện pháp đánh giá chính xác khả năng của từng giáo viên. Thu hút họ vào các hình thức học tập và tự học, chú ý đến nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên đạt ở mức: Tốt 40%; Khá 45%; Trung bình 15%. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực của từng giáo viên là một việc làm rất khó khăn. Phần lớn các HT vẫn còn rất lúng túng trong việc đánh giá giáo viên, nhiều khi sa vào chủ nghĩa hình thức. Vì vậy, việc tìm kiếm những cách thức thích hợp để đánh giá một cách khách quan là một việc làm cần thiết.
Biện pháp thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn đạt ở mức độ Tốt 53%; Khá 26%; Trung bình 21%. Qua đó cũng như thực tế chỉ đạo cho thấy các trường tư thục chưa được phát triển Đảng trong trường mầm non, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Biện pháp quan tâm thực hiện đầy đủ, công bằng các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, động viên khen thưởng kịp thời được nhiều HT lựa chọn. Điều này do bởi đây là vấn đề tác động trực tiếp đến giáo viên, nếu làm tốt sẽ tạo cho đội ngũ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh, trong đó HT là trung tâm đoàn kết của toàn trường. Mức độ đạt được: Tốt 45%; Khá 35%; Trung bình 20%. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với tập thể trường mầm non tư thục, một tập thể hầu hết là nữ. Qua chỉ đạo thực tiễn cho thấy ở nơi nào tập thể GV, CB, CNV đoàn kết nhất trí cao thì ở đó mọi công việc dù khó khăn đến đâu cũng có thể hoàn thành. Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý chất lượng CS - GD trẻ.
Biện pháp bố trí giáo viên giỏi và giáo viên yếu, giáo viên cũ và giáo viên mới làm việc chung để họ bồi dưỡng trực tiếp cho nhau. Đây là biện pháp thực hiện rất phù hợp với giáo viên MN, bởi giáo viên mới ra trường tuổi đời còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm chăm sóc và ứng phó với các tình huống, chưa có cách thuyết phục được trẻ ngay, trong giao tiếp với phụ huynh cũng còn vụng về trong khi đó họ không có thời gian để nghiên cứu nhiều. Một số khác thì trình độ còn hạn chế, khó có khả năng học tập theo kiểu lý luận mà chỉ học có kết quả thông qua hoạt động thực tiễn.
Trong công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các HT chưa chú trọng tới việc lập kế hoạch (quy hoạch giáo viên). Vì vậy,
việc đánh giá, phân loại giáo viên chủ yếu để thực hiện việc thi đua, khen thưởng mà chưa phải để làm cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng sát với khả năng và nhu cầu thực tế của các cá nhân.
Tóm lại: Qua số liệu chúng ta thấy HT đã sử dụng lồng ghép các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, kích thích kinh tế với biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong một tập thể để đi đến mục tiêu cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng CS - GD trẻ.
Trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, các HT đã sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhau nhằm giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ chính: nuôi và dạy trẻ.
2.3.3.Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở các trường MN hiện nay đang được các cấp các ngành, phụ huynh quan tâm. Nhưng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngày một đòi hỏi càng nhiều để đáp ứng với việc thực hiện chương trình GDMN cũng như nhu cầu phát triển của xã hội.
Bảng 2.14 : Về CSVC, trang thiết bị CS - GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận Tân Phú S T T Nội dung Trường MNCL Trường MNTT Mức độ thực hiện đạt Tốt Khá TB Không có Tốt Khá Trung bình Không có 1 Sân chơi ngoài trời 90.9% 9.1% 0 0 30.3% 39.4% 0 30.3%
2 Sân chơi trong nhà 30.3%