- Kiểm tra là chức năng của hiệu trưởng để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra đã thực tế chưa, đạt đến đâu, như thế nào, từ đó tìm ra biện pháp
1.4.4. Quản lý việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh tạo động lực để thúc đẩy giáo viên
Để phát huy tốt năng lực, nhiệt tình nghề nghiệp của giáo viên mầm non, HT cần xây dựng môi trường sư phạm phù hợp, thuận lợi cho giáo viên hoạt động. Môi trường bao gồm các yếu tố:
+ Trường học khang trang sạch đẹp, có vườn hoa, sân chơi, bãi tập và các phòng hoạt động chuyên môn.
+ Luôn được Đảng, chính quyền, ngành quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần.
+ Có sự đoàn kết, hợp tác cộng đồng trách nhiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Tạo bầu không khí dân chủ. Tạo các cơ hội cho giáo viên được thể hiện năng lực, được học tập, được giao lưu.
+ Có đầy đủ những trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Cuộc sống của giáo viên được đảm bảo bằng đồng lương hàng tháng, bằng bảo hiểm xã hội.
+ Một cơ chế quản lý khoa học và có hiệu quả.
1.4.5.Quản lý quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em. Do đó Hiệu trưởng phải biết và làm thế nào để phối hợp được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng quan tâm đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, muốn làm được điều này thì trong kế hoạch hiệu trưởng phải đề ra được các yêu cầu cần phối hợp giữa các lực lượng, nhất là huy động được sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh về cả vật chất và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trẻ .
Kết luận chương 1
GDMN tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt. GDMN có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt sự phát triển GDMN NCL là phù hợp với chủ trương của Đảng, của Nhà nước về phát triển các loại hình giáo dục; phù hợp với các điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau và nhu cầu đa dạng
của xã hội; nhằm huy động tối đa các nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào việc phát triển giáo dục mầm non.
Chương 1 đã nghiên cứu xây dựng được cơ sở lý luận cần thiết của việc quản lý chất lượng hoạt động CS-GD trẻ ớ các trường MNTT , đã làm sáng tỏ những khái niệm, những quan điểm, những mô hình quản lý và các yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và là tiền đề để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hoạt động CS-GD trẻ ở các trường MNTT Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2