Giới thiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 147)

V. Cấy truyền phôi cho dê cừu Tóm tắt

1. Giới thiệu

Khả năng cấy truyền phôi được báo cáo lần đầu tiên vào giữa những năm 1950 bởi Rowson và đồng nghiệp của ông trường đại học tổng hợp Cambridge. Kỹ thuật này đã cung cấp phương tiện để kiểm tra ở cừu, trong điều kiện có kiểm soát, về tầm quan trọng của các yếu tố di truyền và môi trường lên sự phát triển của phôi. Các thí nghiệm cấy truyền phôi đã chứng minh điều quan trọng của tình trạng môi trường tử cung đối với sự sống của phôi và nơi mà phôi phải có mặt trong tử cung ở ngày thứ 12,5 sau

động dục ở cừu để ngăn cản sự thoái hoá của thể vàng. Nghiên cứu ở cừu cắt buồng trứng ở thời điểm cấy phôi 3-4 ngày sau khi phối với cừu đực vô sinh đã chứng minh rõ ràng sự cần thiết của phân tiết progestrerone sau rụng trứng, nhưng vai trò đối với estradiol trong sự di chuyển của phôi hay sự sống sót của chúng không thể chứng minh

được. Cấy phôi giữa các giống có thời gian mang thai khác nhau đã chứng minh rằng kiểu gen xác định thời gian mang thai. Nghiên cứu liên quan đến sử lý phôi hai tế bào đã chứng minh rằng mỗi phôi bào có thể phát triển độc lập. Khía cạnh quan trọng khác của cấy phôi là khả năng ngăn cản sự lây truyền bệnh tật từ con cho phôi bị truyền nhiễm cho đời con của chúng từ phôi của chúng và tạo ra con cừu-dê thông qua tiêm tế bào

ICM vào xoang bào. Các kỹ thuật áp dụng trong thời gian đó đã chứng minh có thể có giá trị và đã được sử dụng trong nhiều năm làm công cụ nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, nhưng áp dụng của chúng đối với chăn nuôi tiểu gia súc nhai lại đòi hỏi phải cải tiến. Cấy phôi rất có lợi đối với việc nhập khẩu gia súc ở dạng phôi đông lạnh và số

lượng tương đối lớn phôi cừu và dê được cấy đã được báo cáo ở úc và Nam Phi. Smith (1986) đã gợi ý rằng MOET (gây rụng trứng nhiều và cấy phôi có thể có lợi cho việc thúc

đâỷ tiến bộ di truyền cao hơn cho mỗi tính trạng có liên quan. Tuy nhiên, sự chấp nhận của kỹ thuật này trong chăn nuôi cừu và dê vẫn còn chậm, chủ yếu do sự dao động của phản ứng buồng trứng đối với xử lý gây rụng trứng nhiều.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 147)