Thể tích tinh dịch (V, volume)

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 87)

VI. KỸ THUẬT KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH

1. Những chỉ tiêu đánh giá thường xuyên

1.1. Thể tích tinh dịch (V, volume)

* Khái niệm: Thể tích tinh dịch (lượng xuất tinh ) là lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì nó cấu thành nên chỉ tiêu tổng hợp VAC.

Riêng đối với tinh dịch lợn, ngựa có một lượng khá nhiều chất keo phèn hay còn gọi keo nhầy (chiếm 5-25%) thể tích tinh dịch nguyên chưa lọc. Chất này có nguồn gốc từ chất phân tiết của tuyến Cowper, khi gặp men Vedicunaza (từ tuyến tinh) sẽ đông đặc lại thành dạng hạt có đặc tính hấp phụ nước trong tinh dịch và trương phồng lên nhanh chóng (kèm theo đó keo nhầy cũng hấp phụ cả luôn tinh trùng). Vì vậy, sau khi lấy tinh xong cần lọc bỏ ngay chất keo phèn này, nếu không chỉ cần sau 30 phút đến 1 giờ, lượng tinh dịch sẽ giảm còn khoảng 50% và nồng độ tinh trùng còn khoảng 30%.

Khi xác định lượng xuất tinh chúng ta chia làm hai trường hợp:

- Đối với lợn, ngựa: ta có thể dùng cốc có chia độ (hoặc ống đong) để xác định, khi đã lọc bỏ keo phèn.

- Đối với trâu, bò, dê, cừu: chúng ta có thể xác định ngay tinh thanh trong lọ hứng tinh nếu lọ hứng tinh có vạch chia độ.

Chú ý: khi đọc kết quả cần đặt lọ đựng tinh trên một mặt phẳng nằm ngang và đọc kết quả ở vạch cong dưới của mặt tinh dịch để xác định lượng xuất tinh.

a. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng xuất tinh

- Loài gia súc

Các loài gia súc khác nhau thì có thể tích tinh dịch khác nhau.

Lượng tinh dịch phụ thuộc vào mức độ phát dục khác nhau của các tuyến sinh dục phụ. Ở lợn và ngựa tuyến sinh dục phát triển hơn nên thể tích tinh dịch của nó nhiều hơn và ngược lại ở trâu, bò, cừu thì ít hơn. Chính vì vậy, thể tích tinh dịch thường tỉ lệ nghịch với nồng độ tinh trùng.

Bảng 9 . Thể tích tinh dịch của các loài gia súc (theo H. H. Cole và P. T. Papps, 1977)

Loài g.s Bò Cừu Lợn Ngựa Chó Thỏ

V (ml) 2-10 0.5-2 0.5-2.5 150-500 20-300 2-15 0.4-6

- Giống gia súc

Các giống gia súc khác nhau thì cũng cho thể tích tinh dịch khác nhau.

Bảng 10 . Thể tích tinh dịch của các giống lợn Giống lợn Thể tích (ml) Ỉ pha 80-150 Móng cái 150-200 Lang hồng 100-200 Đại bạch 150-300 Landrace 150-300 Yorkshire 150-300 Cornwall 150-350

Qua kết qủa trên bảng chúng ta thấy rằng tất cả các giống lợn ngoại đều có thể tích tinh dịch cao hơn các giống lợn nội. Nhưng nếu xét về trị số tuyệt đối (chia lượng

tinh dịch cho trọng lượng) thì mỗi kg trọng lượng của lợn nội lại có lượng tinh dịch cao hơn lợn ngoại. Đây cũng là một ưu điểm của lợn nội.

- Tuổi của gia súc

Thể tích của tinh dịch thường tăng theo lứa tuổi của gia súc. Yếu tố này được biểu hiện rất rõ ở lợn, ở lợn hậu bị chúng ta thường thấy lượng tinh dịch ít hơn só với lợn trưởng thành đặc biệt là lợn già. Tuy nhiên nó cũng chỉ tăng đến một mức độ nào đó rồi giảm.

Ở lợn ngoại: 12 tháng tuổi có V = 100-150ml 24 tháng tuổi có V = 200-300ml 36 tháng tuổi có V = 250-350ml

- Cá thể gia súc

Ngay trong cùng một giống, cùng một lứa tuổi nhưng từng cá thể khác nhau thì cũng cho lượng xuất tinh khác nhau (nếu trong một điều kiện sống như nhau thì do tình trạng sức khỏe, sinh lý của mỗi cá thể khác nhau).

- Kỹ thuật lấy tinh

Khi lấy tinh nếu điều kiện cần và đủ cho gia súc xuất tinh đảm bảo, gia súc xuất tinh thoải mái thì tinh dịch sẽ thu được nhiều và ngược lại.

Khi theo dõi về khoảng cách lấy tinh lợn, kết quả thu được như sau: + 4-5 ngày lấy tinh một lần: V = 150-200ml

+ 2-3 ngày lấy tinh một lần: V = 60-100ml + Hằng ngày lấy tinh: V = 50-60ml + 1 ngày lấy tinh 2 lần: V = 20-50ml

Trong khi thụ tinh, nếu có những tác nhân kích thích khác thường, đều làm giảm hoặc không có lượng xuất tinh. Ví du: khi lấy tinh lợn bằng âm đạo giả mà nước quá nóng (ôn độ trong lòng âm đạo giả trên 450C) hoặc quá nguội (dưới 350C), áp lực trong lòng âm đạo giả quá cao hoặc quá thấp... Hoặc khi lấy tinh bằng tay nếu cầm nắm chắc dương vật quá chặt hoặc quá lỏng lẻo... cũng ảnh hưởng đến qúa trình xuất tinh của lợn.

- Thời tiết, mùa vụ

Điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch. Trong điều kiện Việt nam, chúng ta thấy vào vụ đông xuân thì lượng tinh dịch thường cao hơn vụ hè thu.

- Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến lượng tinh dịch. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta cần chú ý đến các chế độ ăn uống, vận động, tắm chải...

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 87)