1. Vị trí
Động vật nhai lại thường nằm ở sừng tử cung bên phải (trường hợp song thai thì ở
mỗi bên sừng tử cung).
Thai của ngựa nằm ở thân và gốc sừng tử cung.
Thai của lợn nằm rải rác và cách đều nhau trên 2 sừng tử cung, thường số lượng thai ở mỗi sừng không bằng nhau.
2. Chiều của thai
Chỉ mối quan hệ của xương sống mẹ và xương sống của thai
2.1. Thai dọc: Xương sống thai song song với xương sống con mẹ (đây là trường hợp đẻ dễ)
+ Thai dọc đầu: khi đẻ đầu ra trước (đẻ xuôi)
+ Thai dọc đuôi: khi đẻ đuôi ra trước (đẻ ngược). Thường thấy ở bò, dê, cừu
2.2. Thai ngang: Xương sống mẹ và thai ngang nhau
Tuỳ thao hướng của hông, bụng và lưng thai ra ngoài mà ta có thai ngang hông, thai ngang bụng và thai ngang lưng. Nếu xương sống con mẹ và thai làm thành góc
vuông thì ta có thai thẳng góc thợ. Do đó ta cũng sẽ có thai thẳng góc thợ hông, thẳng góc thợ bụng và thẳng góc thợ lưng.
Đây là các trường hợp đẻ khó, cần phải can thiệp
3. Hướng của thai: Chỉ mối quan hệ lưng của thai và lưng của mẹ
+ Thai sấp: nếu lưng con mẹ và lưng của thai cùng phía + Thai ngửa: nếu bụng của thai quay lên trên
+ Thai nghiêng: nêu lưng của thai quay sang một bên lưng của mẹ
4. Tư thế của thai: Chỉ mối quan hệ các bộ phận: đầu, đuôi, chân và thân của thai. Nếu tư thế của thai không bình thường thì gây nên hiện tượng đẻ khó. Trước khi đẻ, chiều hướng và tư thế của thai phải đạt yêu cầu sau:
- Chiều thai: dọc đầu hay dọc đuôi - Hướng thai: sấp
- Tư thế:
+ Thai dọc đầu, sấp thì đầu và cổ thai phải gác lên 2 chân trước, duỗi thằng và bằng nhau
+ Thai dọc đuôi, sấp thì đuôi thai phải nằm giữa 2 chân sau đang duỗi thẳng và bằng nhau
Hình 20. Thai bình thường
44
Qua vị trí của móng ta có thể phân biệt được là chân trước hay chân sau, sấp hay ngửa…, để từ đó phán đoán ra tư thế của thai. Nếu tư thế thai không ở 2 tư thế trên thì thai đẻ khó.
Hình 21. Một số trường hợp thai đẻ khó