NHỮNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 46)

Khái niệm: Gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định (tuỳ theo từng giống loài), khi bào thai đã phát triển đầy đủ, gia súc mẹ đẩy thai ra ngoài cùng với màng nhau, dịch thai. Quá trình đó gọi là đẻ.

1. Học thuyết áp lực

Khi thai của tử cung mẹ phát triển đầy đủ ở thời kỳ cuối, bào thai áp sát vào tử cung và cổ tử cung làm cho áp lực của đường sinh dục cái thay đổi. Đồng thời bào thai là một dị vật với sự máy động của thai nhi gây kích thích mạnh làm cho đường sinh dục của con mẹ tăng cường quá trình hưng phấn. Khi áp lực và kích thích cơ giới của bào thai đạt đến một mức độ nhất định gây cho gia súc xuất hiện co bóp ở tử cung làm cho cổ tử cung mở ra xuất hiện quá trình sinh đẻ.

2. Học thuyết kích tố

2.1. Kích tố từ con mẹ

Vào thời kỳ trước khi đẻ có sự thay đổi về hàm lượng 2 kích tố trong máu và nước tiểu, đó là sự tăng lên rất cao của Oestrogen và ngược lại hàm lượng Progesteron lại giảm thấp. Sự thay đổi này làm cho tăng sự hưng phấn của cơ mạc và làm cho cơ mạc trở nên nhạy cảm với kích thích bên ngoài, đặc biệt là sự có mặt của Oestrogen làm tăng co bóp của tử cung.

Một loại hormone khác là Oxytoxin do thuỳ sau tuyến yên tiết ra vào thời kỳ cuối có chửa làm tăng cường co cơ tử cung. Sự hạ thấp nồng độ Progesteron trong máu cho phép sự kích thích của Oxytoxin lên cơ mạc. Có ý kiến cho răng men Oxytoxinaza làm mất hoạt tính của Oxytoxin để bảo vệ cơ mạc tử cung. Sự hạ thấp nồng độ

Oxytoxinaza về giai đoạn có chửa về sau đã làm cho tử cung co bóp gây nên hiện tượng đẻ [1].

43

2.2. Kích tố từ con (thai)

Các xung động thần kinh từ Hypothalamus của bào thai đã kích thích tuyến yên bào thai giải phóng ACTH (Adromo-corticotrophic Hormone). Điều đó đã tác động thúc

đẩy sự sản xuất ra Corticosteroid từ tuyến thượng thận của bào thai. Corticosteroid tác động lên nhau thai và tử cung, kích thích sự sản xuất Prostaglandin làm cho sự

phân giải thể vàng xảy ra nhanh chóng, dẫn đến hàm lượng Progesteron không còn. Sự co rút của cơ tử cung không bị kìm hãm, các cơ nội mạc tử cung co rút theo nhịp

điệu dẫn đến hiện tượng đẻ [2].

Nói chung, nguyên nhân gây ra hiện tượng đẻ còn có nhiều điều chưa được giải thích đầy đủ và chính xác và có thể có sự khác nhau giữa các loài nên còn đang

được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 46)