Phương pháp mổ

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 56)

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỠ ĐẺ CHO GIA SÚC 1 Đỡđẻ bình thường

2. Phương pháp mổ

Có 2 phương pháp: Mổ dưới bụng và mổ bên hông. Vị trí mổ: Có thể chọn 1 trong 4 vị trí mổ sau đây:

- Phía trái, cách tĩnh mạch vú trái từ 5-8 cm.

53

- Đường trắng ở giữa bụng.

- Cách tĩnh mạch vú phải từ 5-8 cm.

Mổ vị trí phái phải đường trắng có ưu điểm là dạ cỏ không trở ngại cho việc lôi tử

cung ra, nhưng vì vị trí vết mổở thành bụng nên dễ làm cho ruột lòi ra.

Chuẩn bị: Đặt con vật về bên trái trên một đệm cỏ khô, dày, sạch, bên trên phủ một tấm vải sạch, trói hai chân trước với nhau, hai chân sau với nhau. Đè chặt đầu bò xuống. Nếu có bàn mổ thỉ đặt bò lên bàn.

Sát trùng: Cạo sạch lông chỗ mổ, rửa sạch bằng xà phòng, lau khô rồi bôi cồn Iod. Xung quanh chỗ mổ đặt vải đã vô trùng. Toàn bộ nơi mổ, dụng cụ mổ và tay người mổđều được vô trùng cẩn thận theo phương pháp ngoại khoa.

Gây tê: Gây tê theo dọc vết mổ bằng dung dịch Novocain 2%, tiêm dưới da. Trước khi con vật nằm cũng cần tiêm gây tê ngoài màng cứng tủy sống.

3. Tiến hành mổ: Xem tài liệu về Giáo trình ngoại khoa thú y.

4. Hộ lý

- Tiêm kháng sinh và trự sức cho bò hằng ngày.

- Vết thương khô, sạch và liền mép thì sau 10 ngày sẽ cắt chỉ

- Nuôi dưỡng tốt và giữ vệ sinh chuồng trại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xưxoep, A.A., Sinh lý sinh sản gia súc. 1985, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 429. 2. Martin, H.J. and J.E. Barry, Essential Reproduction. Fifth ed. 2000: Blackwell

Science. 1-274.

3. Dân, T.T., Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. 2004, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 80-90.

4. Hughes, P.E. and M.A. Varley, Reproduction in the Pig. 1986?

5. Petes, A.R. and P.J.H. Ball, Reproduction in Cattle. Second ed. 1998: Blackwell Science. 227.

6. Lăng, P.S. and B.Đ. Phong, Bệnh Sinh sản và Kỹ thuật thực hành ngoại khoa ở bò sữa. 2002, Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

54

1. Yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ ở gia súc theo thuyết áp lực và thuyết kích tố từ

mẹ?

2. Yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ theo thuyết kích tố từ con? 3. Vị trí, chiều hướng và tư thế của thai?

4. Những biểu hiện của gia súc khi chuẩn bị sinh đẻ và các giai đoạn của quá trình sinh đẻ?

5. Phương pháp đỡđẻ thường cho lợn? 6. Phương pháp đỡđẻ thường cho trâu bò? 7. Các trường hợp và nguyên nhân đẻ khó? 8. Can thiệp đẻ khó?

HC PHN II

CÔNG NGH SINH SN - - - -- - - - - - - -- - - -

Yêu cầu chung: Nắm được những kỹ thuật tiên tiến nhằm chủ động điều khiển quá trình sinh sản theo ý muốn của con người

GIỚI THIỆU

Kỹ thuật sinh sản là một trong những biện pháp then chốt để duy trì phẩm giống, phát triển đàn, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, sữa, trứng… phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Năng suất sinh sản trong chăn nuôi nước ta hiện nay còn thấp. Theo tổng kết của Hội Chăn nuôi VN (2000) lợn nái lứa đẻ ít (1,5 – 1,6 lứa đẻ/nái/năm), số lợn con sinh ra và nuôi được thấp do đó khả năng sản xuất thịt bình quân của một l nái chỉ đạt 550-600 kg thịt/nái/năm bằng 1/3 chỉ tiêu này ở các nước trong khu vực. Khoảng cách giữa các lứa đẻ của đàn trâu bò cái sinh sản bình quân 20-24 tháng (tỉ lệ đẻ 50-60%), ở các nước chăn nuôi tiên tiến chỉ tiêu này là 14-15 tháng/bê/cái sinh sản (tỉ lệ đẻ 80-85%)… Năng suất sinh sản thấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho hiệu quả chăn nuôi thấp thậm chí còn bị thua lỗ.

Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất sinh sản của gia súc có nhiều nhưng chú ý nhất có những nguyên nhân sau:

a. Chếđộ nuôi dưỡng không hợp lý

Dinh dưỡng đầy đủ (không thiếu, không thừa), khẩu phần thức ăn hợp lý, đáp ứng được các nhu cầu của con mẹ trong các giai đoạn sinh trưởng phát dục, mang thai, trước và sau khi đẻ, nuôi con… làm một trong những biện pháp hữu hiệu đẻ nâng cao năng suất sinh sản của gia súc.

b. Trình độ quản lý và tay nghề thấp

Trong chăn nuôi hộ gia đình (nhất là đối với trâu, bò, dê) do không thực hiện phân đàn, phân lô đúng cách, chuồng trại chật chội sẽ dẫn đến các vấn đề như cản trở việc phát hiện sớm những gia súc cái động dục, gia súc có chửa sẽ dễ bị sẩy thai, thậm chí bê nghé sơ sinh bị dẫm chết… Mặt khác hàng năm không tiến hành loại thải những gia súc còi cọc hoặc có bệnh đường sinh dục đã được can thiệp nhiều lần không khỏi đều làm cho năng suất sinh sản của đàn cái thấp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)