Mục đích, yêu cầu

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 103)

VI. KỸ THUẬT PHA LOÃNG, BẢO TỒN, VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI TINH DỊCH 1 Môi trường pha loãng tinh dịch

1.1. Mục đích, yêu cầu

1.1.1. Mục đích

- Tăng thêm khối lượng tinh dịch từ đó nâng cao hiệu quả sinh sản của đực giống. - Kéo dài thời gian sống của tinh trùng ở ngoài cơ thể gia súc.

Thí dụ: nếu tinh trùng sống trong tinh nguyên thì thời gian chỉ được rất ngắn, nhưng nếu đem pha loãng và bảo tồn thì thời gian tinh trùng có thể kéo dài được hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng vài chục năm.

- Tiện lợi cho quá trình vận chuyển.

1.1.2. Yêu cầu của môi trường pha loãng

Về mặt hóa học và sinh học có thể coi môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch là những dung dịch hóa học có các điều kiện lý, hóa, sinh thỏa mãn tối đa điều kiện sống của tinh trùng. Để đạt được điều này và dễ dàng áp dụng trong sản xuất, viện sĩ Milovanov đã chỉ ra các yêu cầu pha lõang bảo tồn tinh dịch là:

- Áp lực thẩm thầu của môi trường

Áp lực thẩm thấu của môi trường phải tương đương với áp lực thẩm thầu của tinh dịch. Nghĩa là môi trường phải đẳng trương với tinh dịch. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, vì chỉ như thế tinh trùng mới giữ được hình thái bình thường và mới có thể tiến hành trao đổi chất được, ở môi trường ưu trương hoặc nhược trương đều làm biến dạng, kìm hãm quá trình trao đổi chất của tinh trùng, dẫn đến tinh trùng chết rất nhanh.

- pH của môi trường

Môi trường phải có pH tương đương với pH của tinh dịch hoặc hơi toan một ít so với tinh dịch, ở giới hạn này tinh trùng vẫn tiến hành trao đổi chất, song không mạnh. Do đó thời gian sống của tinh trùng được kéo dài hơn.

- Môi trường phải có chất điện giải

Ta biết rằng quá trình bảo tồn tinh dịch là nhằm kéo dài thời gian sống của tinh trùng. Mà quá trình sống của tinh trùng lại gắn liền với quá trình trao đổi chất, là quá trình gluozic quá trình này luôn thải ra môi trường acide lactic. Do đó, nồng độ ion H+ luôn luôn có xu hướng tăng và làm cho tinh dịch có xu hướng toan tính. Nồng độ ion H+ có trong tinh dịch được ví như con dao hai lưỡi, nếu nồng độ ở mức phù hợp thì kéo dài sự sống của tinh trùng, nếu ở mức quá cao hay quá thấp đều làm tinh trùng chết rất nhanh.

Chính vì vậy, ta cần phải bổ sung vào môi trường các chất điện giải để tạo nên hệ đệm. Vì chủ yếu là đệm một chiều nên người ta thường sử dụng các muối kim lọai kiềm của acide hữu cơ như : natri citrat hoặc kali latrat. Bằng những thí nghiệm của mình, Milovanov đã chứng minh rằng :

+ Đối với tinh trùng bò, cừu, dê với phẩm chất của tinh dịch và đặc tính trao đổi chất của nó cần cho vào môi trường những chất có năng lực đệm cao. Mặc dù các anion của nó có thể ảnh hưởng xấu đến màng bọc của tinh trùng.

+ Đối với tinh trùng lợn, ngựa có thể bổ sung những chất có năng lực đệm yếu, nên các anion của nó ít ảnh hưởng đến màng bọc của tinh trùng.

- Môi trường cần có chất không điện gỉai thích hợp

Vì môi trường phải có năng lực đệm, các chất đệm là các chất điện giải, các ion đặc biệt là các cation của nó ít nhiều ảnh hưởng tới màng bọc tinh trùng. Do đó, cần bổ sung vào môi trường các chất không điện giải để pha lõang nồng độ ion và để ngăn ngừa các ion này tới màng bọc của tinh trùng. Nguyên liệu chủ yếu là các lọai đường. - Môi trường phải đạt yêu cầu về mặt kinh tế và thực tiễn

+ Môi trường phải đạt hiệu quả bảo tồn cao, các nguyên liệu phải dễ tìm. + Giá thành cần phải hạ.

- Tỷ trọng của môi trường

Tỷ trọng của môi trường phải tương đương với tỷ trọng tinh dịch. Nếu không tương đương, tinh trùng bị sức đẩy của lực Acsimet hoặc áp lực thủy tĩnh làm cho tinh trùng biến dạng.

- Độ nhớt của môi trường

Độ nhớt của môi trường cũng phải tương đương độ nhớt của tinh dịch. Điều này rất cần thiết vì tránh được sức căng bề mặt tác động lên tinh trùng và lực ma sát nội phân tử khi tinh trùng vận động.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)