VII. KỸ THUẬT DẪN TINH CHO GIA SÚC 1 Những biểu hiện khi gia súc động dụ c
a. lộ tinh ra ngoài quá lâu
Tinh đông lạnh cần bảo tồn nghiêm ngặt ở nhiệt độ -800C. Nếu nhiệt độ của liều tinh được nâng lên cao hơn nhiệt độ này rồi được đông lạnh trở lại, tinh trùng sẽ bị hỏng.
Tuy nhiên, với các ampun, để ra ngoài 30 giây vẫn có thể chấp nhận được nếu như có đủ thời gian để làm đông lạnh lại. Với cọng rạ, chỉ được lấy ra khỏi nitơ lỏng khi phải chuyển từ bình chứa sang dung dịch giải đông. Không có khoảng thời gian an toàn cho cọng rạ khi đã lấy ra khỏi nitơ lỏng.
• Tránh nâng giỏ đựng cọng rạ lên khỏi vạch tuy't nitơ ở cổ bình chứa. • Dùng kẹp để gắp cọng rạ và thao tác càng sâu bên trong bình càng tốt.
•Đừng bao giờ lấy cọng rạ ra ngoài để xem tên hay số hiệu bò đực giống. Xác định tinh dịch bằng cách đánh dấu trên các cóng con đựng cọng rạ hoặc ghi số trên bình chứa. Nếu cần kiểm tra lẻ một cọng rạ nào, dùng kẹp gắp nó và đặt dưới mực nitơ lỏng. Đặt cóng con đựng cọng rạ trong một chậu nitơ và đảm bảo nitơ ngập toàn bộ cọng rạ. Kéo cọng rạ ra khỏi cóng nhưng vẫn giữ nó dưới mặt nitơ. Nhấc cọng rạ lên gần mặt nitơ để kiểm tra. Không được nhấc cọng rạ lên khỏi mặt nitơ.
• Luôn luôn đặt cóng trở về vị trí cũ ngay sau khi lấy cọng rạ ra. Lập tức thay nắp đậy. • Các thao tác cần phải nhanh, chính xác khi lấy tinh đông lạnh.
• Không bao giờ để cho mức nitơ thấp xuống bên dưới miệng cóng đựng cọng rạ. Điều này tạo một khoảng an toàn và tránh cho cóng đựng tinh không nổi lên và trôi dạt ra khỏi giỏ đựng khi rót bổ sung nitơ vào bình chứa.
• Không bao giờ lấy tinh ra khỏi bình chứa trước khi cố định bò cái.