Chẩn đoán theo phương pháp lâm sàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 32)

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI 1 Sự làm tổ của hợp tử

4. Chẩn đoán có thai ở gia súc

4.1. Chẩn đoán theo phương pháp lâm sàng

4.1.1. Dùng đực thí tình

Người ta cho đực thí tình vào chuồng gia súc cái đã được thụ tinh qua một chu kỳ, nếu con cái chịu đực là chưa có thai. Thường dùng cho trâu bò và rất thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi tập thể, chăn nuôi công nghiệp.

4.1.2. Quan sát bên ngoài

Kết hợp quan sát với sờ, nắn, gõ, nghe. Khi con vật có thai thì:

29 Hình 18. Khám thai qua trực tràng - Không động dục ở các chu kỳ tiếp theo - Thời gian đầu con vật ăn tốt, hay uống nước -> béo sau đó gầy đi

- Ép tay vào thành bụng, nghe tim thai... thấy máy động của bào thai

- Con vật yên tĩnh, đi lại chậm chạp, thận trọng, chóng mệt

30

- Phù tứ chi, phía dưới thành bụng, tuyến vú

- Thay đổi trạng thái cân bằng, đối xứng hai bên thành bụng, độ lớn của bụng... Phương pháp này thường chỉ phát hiện được ở những tháng chửa cuối.

4.1.3. Phương pháp khám qua âm đạo

Dùng mỏ vịt đưa vào cơ quan sinh dục con cái, mở nó ra và thông qua hệ thống đèn soi hay ánh sáng tự nhiên để phát hiện có thai qua sự thay đổi thể tích, màu sắc, dịch tiết... Phương pháp này khó, không phát hiện được tuổi của thai và dễ dàng làm sẩy thai, gây viêm đường sinh dục nên rất ít làm.

4.1.4. Phương pháp khám qua trực tràng

Dùng tay đưa vào trực tràng thông qua đó kiểm tra các bộ phận của cơ quan sinh dục cái và bào thai. Được áp dụng cho trâu bò, lợn ngoại, ngựa. Đây là phương pháp tiên tiến, dễ tiến hành đối với các cơ sở sản xuất không có trang thiết bị chẩn

đoán.

a. Mục đích

- Chẩn đoán được con vật có thai hay không - Đoán được thai tháng thứ mấy

- Xác định và phát hiện những gia súc mang bệnh sản khoa

b. Các căn cứ để khám thai

- Sự thay đổi của rãnh tử cung

- Sự thay đổi thể tích của sừng tử cung - Hoạt động của động mạch tử cung

- Kích thước của thai và thể tích núm nhau - Vị trí của bào thai

- Thể tích và sự thay đổi bề mặt buồng trứng

c. Phương pháp khám thai đối với bò Giới thiệu

31

Chẩn đoán có thai cung cấp một công cụ hữu ích trong quản lý các hệ thống chăn nuôi bò thịt. Trong chương này, những lợi ích của kỹ thuật này đối với các nhà chăn nuôi bò vùng Bắc Australia cũng như việc đưa ra sựđánh giá các giai đoạn khác nhau của quá trình có chửa ở bò thịt sẽđược thảo luận ngắn gọn.

Không bao giờ được đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xác định tuổi thai. Tỷ lệ có chửa của lần phối giống đầu tiên, liên quan với tuổi của con giống và lượng mưa, hình thành nên một cơ sở cần thiết để giải thích các kết quả. Lập các chương trình một cách hợp lý để tác động đến tỷ lệ sinh sản chỉ có thể thực hiện được với những ghi chép đầy

đủ.

Những lợi ích có thể đạt được từ việc chẩn đoán có chửa hiệu quả bao gồm:

1. Lựa chọn những bò giống không có chửa để loại thải, thay vì loại thải vì tuổi.

2. Phát hiện và đánh giá những những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của

đàn.

3. Đưa ra các biện pháp nhằm giảm nhẹảnh hưởng của hạn hán đối với bò giống. 4. Hình thành các nhóm bò theo giai đoạn mang thai, hoặc là theo mục đích bán, hay chỉđơn giản là để quản lý.

5. Lựa chọn một cách có hiệu quảđểđiều trị khi có bệnh chậm sinh.

6. Tránh phối giống những con bò có biểu hiện động dục trong lúc có chửa.

7. Mua bán hợp lý, ví dụ, bán những con giống bị loại thải, và bán lại những con bò không có chửa ngay lập tức.

8. Lựa chọn những con cái cho mục đích thí nghiệm khi mà tình trạng, và/hay giai đoạn có chửa có thểảnh hưởng đến kết quả.

9. Nghiên cứu những yếu tốảnh hưởng đến sinh sản.

Kiểm tra bò bằng sờ khám qua trực tràng được chấp nhận rộng rãi vì là phương pháp thực tếđáng tin tưởng nhất để phát hiện có chửa, và ước lượng tuổi của thai khi không có số liệu phối giống. Điều này là do sự chính xác và tốc độ nhanh của sờ khám qua trực tràng đối với tuổi.

Mức độ dễ mà theo đó chẩn đoán có thể thực hiện được ở mỗi cá thể gia súc đầu tiên phụ thuộc vào các yếu tố:

1. Giai đoạn có chửa.

2. Sự kháng cự của gia súc (nhu động).

3. Sự kháng cự của gia súc phụ thuộc vào tính khí và phương pháp cố định gia súc.

4. Số lứa đẻ của gia súc.

Mỗi một yếu tố, đặc biệt là sự kháng cự của gia súc, ảnh hưởng đến tốc độ kiểm tra số lượng lớn bò. Những yếu tố bổ xung quan trọng hơn bao gồm:

1. Thiết kế và xây dựng gióng giá và sân kiểm tra.

32

3. Tỷ lệ có chửa của đàn.

4. Sự có mặt, và tỷ lệđàn hồi phục tử cung sau khi đẻ hay sẩy thai, và

5. Sự thống nhất của người kiểm tra có kinh nghiệm khi kiểm tra một số lượng lớn gia súc.

Các bước được tiến hành, và những dấu hiệu đặc biệt của sự có chửa để phát hiện việc có chửa, và việc xác định tuổi của thai, rất dao động giữa các cá thể. Vì hầu hết những dao động này phụ thuộc vào giai đoạn có chửa, nên xác định có chửa ở giai

đoạn đầu thuận lợi hơn so với việc xác định có chửa ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của quá trình có chửa.

Những đặc điểm không có chửa

Bốn đặc điểm chính phân biệt tử cung bình thường không có chửa: 1. Không có dịch trong sừng tử cung.

2. Cả hai sừng tử cung đều có thành dày.

3. Cả hai sừng tử cung đều thuôn nhỏ về phía cuối. 4. Cả hai sừng tử cung đều cong nhẹ.

Kích thước, sự ổn định và vị trí của tử cung bình thường không có chửa là do sự thành thục giới tính, lứa đẻ, giống, giai đoạn của chu kỳđộng dục.

Kích thước của sừng tử cung từ trước khi thành thục giới tính đến khi bắt đầu có chửa có đường kính khoảng 12,7mm và dài khoảng 203mm. Tăng kích thước tử cung xuất hiện khi bắt đầu có chửa đến khi sừng tử cung đạt tới đường kính 38mm, độ dài 356mm. Có những sự khác biệt nhỏ xuất hiện ở kích thước sừng tử cung tương

ứng.Trương lực cơ tử cung rất nhỏ trong thời kỳ không động dục và trước khi gia súc thành thục giới tính. Trương lực cơ tử cung dao động ở những gia súc có chu kỳ. Trương lực cơ tăng là một đặc tính phổ biến của gia súc trong lúc động dục, trong khi

đó trương lực cơ trung bình ở giữa chu kỳđộng dục.

Tử cung không có chửa thường nằm trong xương chậu. Khoảng 5% gia súc đẻ nhiều lứa có tử cung vẫn nằm lại trong xoang bụng sau khi kết thúc hồi phục sinh lý. Phát hiện này có khuynh hướng xuất hiện phổ biến hơn ở bò Brahman và các giống lai.

Phát hiện có chửa sớm

Những thay đổi sớm nhất có thể sờ khám được ở tử cung có chửa là: 1. Thành tử cung mỏng hơn.

2. Có dịch trong tử cung, và

3. Không sờ thấy sừng tử cung thon về phía cuối.

Những thay đổi này xuất hiện đầu tiên ở buồng trứng phía cuối sừng tử cung có thai. Khi dịch màng ối tích lũy những thay đổi tương tự cũng xuất hiện ở sừng tử cung không có thai trong vòng hai tuần. Có ba dấu hiệu của có chửa ở giai đoạn đầu có thể phát hiện được ở bò đã đẻ nhiều lứa có thể trạng tốt vào tuần mang thai thứ sáu. Do đường kính của tử cung nhỏ hơn và thành tử cung mỏng hơn ở bò hậu bị so với bò cái đã đẻ

nhiều lứa có thể trạng kém nên những thay đổi này có thểđược phát hiện sớm hơn một tuần.

33

Khi cả 2 sừng tử cung được lấp đầy bởi dịch màng ối vào lúc 8 tuần tuổi, thì sừng tử

cung cong lên phía trên các mạch máu màng ối. Sức căng của tử cung đã tác động đến thành tử cung và làm mất độ cong của sừng có thai và không làm mất độ cong của sừng không có thai.

Sự hiện diện của các núm nhau và sự có mặt của thai là những yếu tố cơ bản để khẳng

định sự có chửa.

Núm nhau xuất hiện khi thai 5 tuần tuổi. Tuy nhiên, thường là vào lúc 13 tuần có chửa thì kích thước núm nhau mới đủ to để xác định được bằng sờ khám qua trực tràng. Nhu động của thai vào lúc 10 tuần tuổi là một căn cứđể xác định có chửa khi khám thai. Trước giai đoạn này, kích thước của thai và các mạch máu màng ối bao quanh làm cho việc xác định thai khó khăn, thậm chí không thể xác định được.

Nhịp đập động mạch giữa tử cung, phía sừng có thai có thể xác định được vào lúc 13 tuần tuổi ở hầu hết bò hậu bị. ấn ngón tay lên thành động mạch có thể xác định được nhịp đập động mạch. Động mạch tử cung là một trong những căn cứ có giá trị để xác

định có chửa.

Kiểm tra Finscher: sự trượt của màng thai có thể xác định ở tuần thứ 5, mặc dầu sức căng của thành tử cung đã làm cho khó xác định bằng phương pháp này khi thai ở 8 tuần tuổi.

Trong khi phương pháp kiểm tra này rất phổ biến ở Mỹ, nhiều người cho rằng phương pháp này không cần thiết, bởi vì phương pháp này dễ làm bong sự kết dính núm nhau ở

giai đoạn đầu có chửa, phương pháp kiểm tra này nên hạn chế để chẩn đoán phân biệt khi nghi ngờ có chửa.

Có thể sờ khám màng ối khi có chửa 5 tuần và một số người đã dùng để phát hiện có chửa và để xác định tuổi thai. Vì tim thai có thể dễ xác định hơn, không phải chỉ căn cứ

vào mạch máu, màng ối có thể bị bong ra, vì vậy phương pháp kiểm tra mạch máu màng ối không được khuyên dùng.

Xác định tuổi thai trong giai đoạn mới có chửa

Tuổi thai có thể đoán chính xác vào tuần thứ 6 đến tuần 13 của thời kỳ có chửa. Đặc

điểm phát triển của tử cung được sử dụng đểđoán tuổi thai được mô tả ở Bảng 4 . Mức độ dịch trong sừng tử cung là căn cứ để xác định tuổi thai đến 8 tuần tuổi. Giữa tuần thứ 8 và 13 thì kích thước tuyệt đối và tương ứng của sừng tử cung được dùng cho xác định tuổi thai.

Ở một số cá thể, có ít hoặc không có màng nhau phát triển ở sừng không có chửa. Trong những trường hợp này, kích thước tuyệt đối của sừng mang thai tăng lên nhanh hơn bình

thường. Sừng tử cung cong lên phía trên và căng cứng xuất hiện bên sừng có thai, trong khi đó thành sừng không có thai vẫn dầy và không có dịch, sự khác nhau này là sự phát triển bình thường.

Khám thai sau khi có chửa 3 tháng

Trọng lượng nước ối sau 3 tháng kéo tử cung xuống xoang bụng. Cổ tử cung bị kéo sát xuống xoang chậu, trong khi đó trọng lượng kéo nó xuống đáy xoang chậu. Ảnh hưởng của trọng lượng là biểu hiện bằng chứng hiển nhiên ở giữa hoặc cuối giai đoạn có

34

chửa.

Sự chửa phải được khẳng định bằng sờ khám được thai, núm nhau hoặc động mạch tử

cung.

Khám thai phụ thuộc vào kích thước và vị trí nhưng có thể xác định được tất cả các giai

đoạn. Tuy không phải là phổ biến, khó chạm đến thai nhất là vào tháng thứ 5 và thứ 7,

đặc biệt là từ giữa tháng có chửa thứ 5 đến giữa tháng thứ 6.

Xác định núm nhau không khó. Sờ vào phía trên khối thai sẽ xác định được núm nhau.

Động mạch tử cung- ở một số ít trường hợp, khi mà cả thai và núm nhau đều không sờ

thấy hoặc không chắc chắn, thì xác định động mạch tử cung là điều cần thiết ở cả 1 hoặc cả 2 động mạch ở giữa tử cung.

Ở tháng có chửa thứ 3, động mạch phía sừng tử cung chứa thai có đường kính 3,2mm và rất mờ nhạt. Đường kính động mạch tử cung gấp đôi và xác định rõ khi thai 4 tháng.

Động mạch tử cung tiếp tục phát triển và đường kính đạt 12.7mm vào lúc thai 8 tháng, lúc này động mạch tử cung đập mạnh, dễ xác định.

Ở sừng tử cung không chứa thai, mạch đập động mạch tử cung vẫn mờ nhạt khi thai 7 tháng tuổi và có thể xác định rõ khi thai 8 tháng tuổi .

Xác định tuổi thai giai đoạn sau tháng chửa thứ 3

Kích thước thai có thể dùng để đoán tuổi đến khi 4 tháng. Khi đó có thể xác định được sự cong xuống thấp của tử cung.

Xác định tuổi vào giai đoạn giữa và cuối có chửa chủ yếu dựa vào kích thước núm nhau. Kích thước núm nhau trên chiều dài của tử cung rất khác nhau vì vậy cần thiết phải lựa chọn vị trí tiêu chuẩn đểđánh giá. Vì vậy người ta quy định chung là khám các núm nhau ngay phía sát cổ tử cung vì có kết quả thống nhất và thuận tiện trong việc khám thai.

Vị trí của thai, mặc dầu đã được nhiều người dùng để xác định tuổi thai, nhiều khi bị

nhầm lẫn do sự biến động rất lớn. Đặc biệt chú ý khi khám cho bò bịđói ăn, thiếu nước uống trong một thời gian. Trong những trường hợp này thì vị trí thai sẽ rất khác so với bò được ăn uống đầy đủ.

Kích thước thai cũng cần được bổ xung thêm để xác định tuổi thai.

Ở một mức độ hạn chế, quan sát bên ngoài cũng là một công cụđể xác định có chửa ở

giai đoạn đầu. Sự phát triển của bầu vú và sưng mọng của âm hộ là những căn cứ tốt trước khi bò đẻ. Khi có các biểu hiện như vậy ít nhất thì thai cũng trên 8 tháng.

Các căn cứđể xác định tuổi thai được tổng kết ở Bảng 5.

Chẩn đoán phân biệt

Bóng đái

• Bóng đái không có rãnh chia đôi

• Cổ bóng đái ở phía dưới hay song song với cổ tử cung, gắn đối ngược với thân tử

cung.

• Không có núm nhau.

35

• Tiếp tục kiểm tra sẽ xác định được tử cung.

Tử cung ở giai đoạn đầu hồi phục

• Không có núm nhau và không xác định động mạch đập. • Không có sự va động của thai. • Thành tử cung dày. • Cổ tử cung to toàn bộ. • Dịch tử cung và chất thải dễ thấy ở âm hộ. • Thể trạng cơ thể và sự phát triển bầu vú là các căn cứ để xác định bò mới đẻ hay sẩy thai. Tử cung ở giai đoạn cuốí hồi phục • Thành tử cung dày. • Có dịch nhưng thành tử cung không căng. • Ít khi có thể vàng trên buồng trứng.

• Đôi khi quan sát thấy dịch ở âm hộ

• Kiểm tra Finscher- âm tính.

Tích mủ , tích nước và viêm tử cung

• Thành tử cung dày.

• Dịch âm hộ biểu hiện viêm tử cung. • Tử cung phía trên không căng lên. • Kiểm tra Finscher- âm tính.

Viêm nội mạc tử cung

• Thành sừng tử cung dày mềm về phía cuối sừng và cong nhẹ. • Không có dịch

• Kiểm tra Finscherếs-âm tính

Viêm cơ tử cung

• Phân biệt với giai đoạn giữa của kỳ chửa • Tử cung có thành dày • Không có núm nhau và

• Không thể phát hiện khối thai • Phân biệt với giai đoạn chửa sớm • Tử cung có sừng dày

• Sừng tử cung không cong lên phía trên • Kiểm tra Finscher-âm tính

Thai gỗ

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 32)