Sức kháng của tinh trùng (R)

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 98)

VI. KỸ THUẬT KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH

2. Những chỉ tiêu đánh giá định kỳ

2.2. Sức kháng của tinh trùng (R)

a. Định nghĩa

Sức kháng của tinh trùng là khả năng chống chịu của tinh trùng đối với dung dịch nước muối 1%. Nếu tinh trùng càng chịu được mức độ pha loãng càng lớn chứng tỏ sức đề kháng của tinh trùng càng cao và như vậy tinh trùng càng tốt và ngược lại.

b. Phương pháp tiến hành

Hiện nay chúng ta thường sử dụng phương pháp của Milovanov (1952)

- Phương pháp kiểm tra sức kháng của tinh trùng lợn ngoại

Dùng ba ống nghiệm (hoặc ba lọ) có dung tích 10 ml và đánh số thứ tự 1, 2, 3. Dùng pipet hút dung dịch NaCl 1% (đã được thanh trùng từ trước) cho vào ống 1: 5 ml, ống 2: 1 ml, ống 3: 0,5 ml. Dùng micropipet hút 0,01 ml tinh nguyên cho vào ống 1, lắc nhẹ cho đều. Như vậy ở ống 1 tinh dịch được pha loãng 500 lần (500.0,01). Hút 1 ml hỗn dịch ở ống 1 sang ống 2, lắc nhẹ để hỗn dịch đều. Như vậy hỗn dịch ở ống 2 được pha loãng là 1000 lần (500, 2). Dùng ống hút khác hút 0,5 ml hỗn dịch ở ống 2 sang ống 3. Như vậy ở ống 3 được pha loãng là 2000 lần (1000, 2).

Dùng đũa thủy tinh khô sạch lấy 1 giọt hỗn hợp ở ống 3 cho lên phiến kính đã rửa sạch sấy khô, dàn mỏng và nâng nhiệt độ 400 - 410C và đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 160 lần trở lên để kiểm tra (A). Nếu thấy tinh trùng còn tiến thẳng thì thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào ống thứ 3, mức pha loãng sẽ là 2.2000 lần (1,1 ml. 2000). Sau đó lại kiểm tra A. Nếu thấy tinh trùng còn tiến thẳng lại thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1%, bấy giờ River = 2400 (1,2 ml. 2000).

Công việc được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi vào không còn tinh trùng tiến thẳng nữa thì dừng lại. Sức kháng của tinh trùng được tính theo công thức của Milovanov (1933)

R = V/v (1) Trong đó:

R : sức kháng của tinh trùng

V : lượng dung dịch NaCl 1% đã sử dụng v : lượng tinh dịch đã dùng để kiểm tra

Trong quá trình tiến hành, vì phải pha chuyển 3 ống, để khỏi nhầm lẫn, người ta đã biến đổi công thức trên trở thành công thức tổng quát sau:

R = r0 + r.n

R : sức kháng của tinh trùng

r0 : mức pha loãng tinh dịch ở ống thứ 3 (ở đây là 2000 lần)

r : mức pha loãng của mỗi lần cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% (r = 200) nü : số lần thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1%

Công thức tổng quát trên có thể sử dụng để tính sức kháng của hầu hết các loại gia súc gia cầm.

- Phương pháp kiểm tra sức kháng tinh trùng của lợn nội

Do sức kháng tinh trùng của lợn nội thấp nên chúng ta chỉ dùng phương pháp hai lọ. Dùng hai ống nghiệm (hoặc hai lọ) có dung tích 10 ml rửa sạch, sấy khô ghi thứ tự lọ 1, 2. Dùng pipet lấy 5 ml dung dịch NaCl 1% cho vào lọ 1 và 0,5 ml cho vào lọ 2. Nhỏ 0,01 ml tinh nguyên vào lọ 1. Lắc nhẹ cho đều, tinh dịch được pha loãng 500 lần (5: 0,01). Hút 0,5 ml hỗn hợp đó từ lọ 1 sang lọ 2, lắc nhẹ trộn đều. Tinh dịch được pha loãng 1000 lần (500.2).

Dùng một phiến kính rửa sạch, sấy khô. Lấy 1 giọt hỗn hợp ở lọ 2 nhỏ lên phiến kính. Dùng đũa thủy tinh dàn mỏng (nhẹ nhàng, càng mỏng càng tốt). Nâng nhiệt độ lên 400C - 410C và đưa lên kính hiển vi có độ phóng đại 160 lần trở lên kiểm tra hoạt lực. Nếu còn tinh trùng tiến thẳng thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào, tiếp tục kiểm tra A.

và cứ làm như vậy cho đến khi không còn tinh trùng tiến thẳng ta dùng lại và sử dụng công thức tổng quát (2) trên để tính, ở đây ro = 1000 và r = 100.

Trong thụ tinh nhân tạo người ta yêu cầu sức kháng của tinh trùng lợn ngoại phải lớn hơn hoặc bằng 3000 lần, lợn nội phải lớn hơn hoặc bằng 1500 lần.

- Phương pháp kiểm tra sức kháng ở trâu, bò, dê, cừu

Ta dùng 3 ống nghiệm (hoặc 3 lọ) có dung tích 10 ml đã được rửa sạch, sấy khô. Đánh số thứ tự 1, 2, 3. Cho dung dịch NaCl nồng độ 1% lần lượt vào: - ống 1:5ml, - ống 2: 1ml, -ống 3: 0,25ml. Sau đó dùng micropipet hút 0,01ml tinh nguyên cho vào ống thứ nhất, lắc nhẹ cho đều, hút 1ml hỗn dịch ở ống thứ nhất sang ống thứ 2, lắc nhẹ cho đều sau đó hút từ ống thứ hai sang ống thứ 3: 0,25ml. Như vậy, ở ống thứ nhất có mức độ pha loãng là 500 lần, ống thứ 2 có mức độ pha loãng là 1000 lần và ống thứ 3 có mức độ pha loãng là 2000 lần. Dùng đũa thủy tinh lấy một giọt hỗn dịch ở ống thứ 3 cho lên phiến kính đã rửa sạch, sấy khô, dàn mỏng và nâng nhiệt độ lên 400C - 410C. đưa lên kính hiển vi, kiểm tra (A) ở mức độ phóng đại 160 lần trở lên. Nếu còn tinh trùng tiến thẳng, ta cho thêm 0,5ml dung dịch NaCl 1% vào ống thứ 3, sau đó kiểm tra (A). Nếu còn tinh trùng tiến thẳng ta lại tiếp tục cho vào 0,5ml dung dịch NaCl 1% vào ống thứ 3, tiếp tục kiểm tra (A).

Cứ làm như vậy cho đến khi nào không còn tinh trùng tiến thẳng nữa thì ta dừng lại và cũng tính theo công thức tổng quát trên.

Đối với tinh dịch trâu, bò, dê, cừu thì mỗi lần cho thêm 0,5ml dung dịch NaCl 1% thì sức kháng của tinh trùng sẽ tăng 2000 lần.

Trâu, bò, dê, cừu thì sức kháng của tinh trùng thường phải đạt30.000 lần trở lên. Chú ý:

- Sức kháng của tinh trùng cần được kiểm tra ngay sau khi lấy tinh ra khỏi cơ thể gia súc từ 5-10 phút, nếu để lâu do tác

động của điều kiện ngoại cảnh sẽ không chính xác.

95

Hình 39. Phương pháp phiết tiêu bản

- Do quá trình kiểm tra nhiều lần ở 1 con nên có thể bỏ qua một số lần của r0 để cho quá trình kiểm tra được tiến hành nhanh hơn và sức kháng của tinh trùng sẽ chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)