QUÁ TRÌNH ĐẺ

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 49)

1. Những biểu hiện của gia súc trước khi sinh đẻ

a. Biểu hiện toàn thân: Trước khi đẻ (đối với trâu bò khoảng 1 tuần, đối với lợn khoảng vài ngày) con vật thường tỏ ra băn khoăn, có thể ăn uống thất thường. Ở lợn có hiện tượng tha rác làm tổ. Ở trâu bò có hiện tượng sụt mông. Con vật thường đi

đái dắt, đại tiện nhiều và phân không có khuôn (đặc biệt ở trâu bò). Nhiệt độ, tuần hoàn và hô hấp của cơ thể hơi tăng một chút.

b. Biểu hiện cục bộ đường sinh dục: Trước khi đẻ khoảng 1 tuần đến 2 ngày (tuỳ

từng loài) nút niêm dịch cổ tử cung loãng ra và có dịch chảy ra ngoài. Khi sắp đẻ, cơ

quan sinh dục có sự thay đổi, rõ nhất là âm môn, âm hộ trở nên phù và mềm, bầu vú căng to, xệ xuống, tĩnh mạch vú nổi rõ.

45

46

2. Quá trình sinh đẻ

a. Giai đoạn trước khi đẻ (Thời kỳ mở cổ tử cung)

Là thời kỳ đầu tiên của quá trìnhg sinh đẻ được tính từ cơn co bóp đầu tiên đến lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn. Mỗi lần tử cung co bóp khoảng 1-2 giây và khoảng cách giữa mỗi lần co bóp khoảng 20-30 giây. Đối với trâu bò (động vật đơn thai) thì sự co bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung. Đối động vật đa thai như lợn thì sự co bóp bắt đầu từ bọc thai gần cổ tử cung nhất, còn những bọc thai khác ở xa vẫn ở

trong trạng thái yên tĩnh. Thai và bọc thai đi dần vào cổ tử cung thì một phân của nhau tách ra. Màng niêu và màng ối căng phồng đè lên và kích thich cổ tử cung và khung xương chậu mở ra tạo điều kiện cho thai ra ngoài.

Kết thúc giai đoạn này, cổ tử cung và khung xương chậu đã mở hoàn toàn tạo thành một đường thông suốt. Nước ối chảy ra từ bọc ối bị vỡ. Giai đoạn mở tử cung của trâu bò và ngựa khoảng 6 giờ (1-12 giờ), ở lợn khoảng 3-6 giờ. Con vật thường rất

đau, kêu la vật vã.

b. Giai đoạn đẩy thai

Giai đoạn tiếp theo từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến khi thai được ra ngoài.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sinh đẻ. Giai đoạn này co bóp của tử

cung đặc biệt mạnh. Ở gia súc đơn thai thời gian co bóp khoảng 2-5 giây và khoảng cách co bóp là 2-5 phút.

Nếu như tư thế, chiều hướng của thai bình thường, cơ quan sinh dục không có hiện tượng bệnh lý, hệ thống nội tiết hoạt động bình thường thì thai dần dần lọt ra ngoài, ngược lại chuyển sang hiện tượng đẻ khó. Đối với trâu bò và ngựa thì thời gian đẩy thai khoảng 15-30 phút, nếu chậm quá 30 phút thì cần can thiếp không thai chết ngạt. Đối với lợn, thời gian này có thể kéo dài 1-4 giờ, bình thường con nọ xổ cách con kia 5-10 phút, nếu quá 4 giờ mà thai không xổ, hoặc xổ không hết thì phải can thiệp.

Con vật rặn đẻ để đẩy thai ra ngoài với các hiện tượng như đứng ngồi không yên, 2 chân cào đất, kêu la, trang thái đau đớn cong lưng rặn, con đuôi, nghiến răng, nín thở…

c. Giai đoạn bong nhau

Con vật trở lại trạng thái yên tĩnh nhưng tử cung vẫn co bóp, những cơn rặn chấm dứt hoặc yếu. Khi bong nhau, sự co bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung do vậy nhau thường lộn ngược.

47

Thời gian bong nhau ở trâu, bò khoảng 4-6 giờ sau khi đẻ, ở ngựa là 20-60 phút, lợn là 10-60 phút, dê cừu là 1-2 giờ.

Đối với trâu bò nếu nhau không bong hết sau 12 giờ thì cần phải can thiệp ngay vì sau thời gian đó cổ tử cung đóng lại sẽ khó can thiệp, mặt khác nhau bị hoại tử sẽ

khó lấy ra. Đối với lợn, nếu nhau không được đẩy ra hết, bất kì nhiều hay ít còn tồn lại sẽ gây ra viêm tử cung, một vài trường hợp dẫn đến viêm vú.

d. Giai đoạn hồi phục tử cung

Đối với trâu bò sau khi đẻ 2 ngày nước thai còn màu đỏ sẫm trong có chất lợn cợn. Nếu sau 10 ngày còn sản dịch là viêm tử cung. Đối với lợn thì sản dịch ít hơn, lúc

đầu hơi đỏ, 2-3 ngày thì ngừng chảy.

Thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ phụ thuộc lớn vào 3 giai đoạn trên của quá trinh đẻ.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỠ ĐẺ CHO GIA SÚC 1. Đỡ đẻ bình thường

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh sản gia súc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)