Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 73)

Đối với các cơ sở đào tạo nghề phải thực sự coi đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm cung cấp nguồn nhân lực, công nhân nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và KCN của tỉnh.

Phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, tạo sự đột phá về chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, trong tỉnh và trên địa bàn KCN; tăng quy mô đào tạo nghề, chuyển mạnh từđào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sởđào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu của xã hội.

Cơ sởđào tạo và doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ nhằm gắn kết trực tiếp giữa đạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu lao động của doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trong quá trình đào tạo, tất cả đều hướng tới điều kiện tốt nhất cho người lao động. Nắm bắt được nhu cầu về lao

động, ngành nghề trong doanh nghiệp qua các kênh thông tin để có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp, đáp ứng đúng, đủ nhu cầu. Xây dựng mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp, liên kết đào tạo và bồi dưỡng tại các KCN.

Các doanh nghiệp có nhu cầu lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cần tiến hành đặt hàng đào tạo với các trường và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, tham gia theo dõi phối hợp trong quá trình đào tạo.

Các doanh nghiệp tiếp cận với các trường và tuyển chọn những học sinh, sinh viên triển vọng ở các lớp cuối khóa đưa về cơ sở sản xuất để trang bị thêm kỹ năng thực hành, thao tác vận hành cụ thể... xem học như là công nhân của doanh nghiệp, có chi tiền lương trong thời gian học nghềđể khuyến khích người học nghề, tập nghề. Đẩy mạnh tư vấn học nghề, chọn nghề trên cơ sở nhu cầu việc làm của thị trường. Xây dựng củng cố hệ thống thông tin thị trường lao động, gắn đào tạo và giải quyết việc làm. Giới thiệu việc làm cho người đã qua đào tạo nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp có nhu cầu ngành nghề phù hợp.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề nghề để có đủ năng lực dạy nghề; nâng cấp một số trung tâm dạy nghề lên trung cấp nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo. Tập trung đầu tư toàn diện cho những nghề trọng điểm, nghề phổ biến và một số ngành nghề mới theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và chương trình, giáo trình, học liệu cho đào tạo nghề. Tăng thời gian thực hành cho học viên đặc biệt nên gắn với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất cụ thể với hệ thống máy móc hiện đại để học viên được tiếp cận công nghệ mới nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 73)