0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp về chế độ chính sách đối với người lao động trong khu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 (Trang 76 -76 )

luật, làm việc theo tập thể, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy lao động, công tác bảo hộ lao động và có kiến thức cơ bản về pháp luật lao động để thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình; luôn trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Xác định tốt tư tưởng xem doanh nghiệp, nhà máy mình đang làm việc là của mình, cần phải đóng góp công sức vào làm việc để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào do doanh nghiệp, nơi cư trú tổ chức...

3.2.4. Giải pháp về chế độ chính sách đối với người lao động trong khu công nghiệp công nghiệp

Tổ chức thành lập công đoàn các KCN, phát triển các tổ chức công đoàn cơ sở trong KCN nhằm chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân.

Doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chính sách cho người lao động. Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật lao động, đặc biệt là trả lương, trả thưởng, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, xây dựng thang bảng lương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, tăng mức ăn ca cho người lao động.

Tỉnh cần ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi như nhà ở cho công nhân, bệnh viện, trường học, khu vui chơi thể thao văn hóa cho người lao động làm việc trong các KCN.

Nhà nước thực hiện hoàn thiện chính sách pháp luật và văn bản hướng dẫn về lao động, tiền lương cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua các chương trình phổ biến, tập huấn, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Nhà nước, bộ, ban ngành

Nhà nước có cơ chế cho phép tỉnh huy động các nguồn vốn vào đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN. Đối với các nguồn vốn phân bổ ngân sách từ Trung ương đểđầu tư cơ sở hạ tầng cho KCN; kiến nghị Thủ tướng Chính phủưu tiên thực hiện phân bổ cho các KCN Yên Bái để tỉnh sớm hoàn thiện mục thiêu trở thành trung tâm công nghiệp.

Nhà nước và các cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là cơ quan chủ quản về lao động: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động... phù hợp với tình hình kinh tế trong điều kiện hội nhập; ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để tránh gây tâm lý bất ổn đối với người dân cũng như người lao động làm công ăn lương. Việc xây dựng chế độ chính sách với đảm bảo gắn với thực tiễn,

xuất phát từ cơ sở, từ thực tế trong quá trình làm việc của người lao động.

Ban hành chính sách về nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, đặc biệt là dự án về chung cư cho công nhân KCN. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vay vốn của ngân hàng chính sách với vốn ưu đãi để triển khai các dự án sớm nhất. Khuyến khích các doanh nghiệp KCN tựđầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.

Cần thực hiện triển khai kế hoạch để đưa Bộ luật Lao động năm 2012 được tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể người lao động và được áp dụng nghiêm túc trong các đơn vị sử dụng lao động nhằm ngăn ngừa đình công bất hợp pháp và hài hòa quan hệ lao động; thực hiện tăng lương theo đúng lộ trình của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

Nhà nước cần hỗ trợđầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi vốn vay cho các công trình xây dựng nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác đào tạo nghề có nghĩa là mọi lực lượng xã hội đều tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trong hệ thống đào tạo nghềđược xã hội hóa một cách rộng rãi. Nhà nước chú trọng các vấn đề về tiêu chuẩn hóa các chuẩn mực đào tạo; xây dựng khung pháp lý cho công tác đào tạo và đào tạo lại cho người lao động; Kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo; Đầu tưđể trực tiếp xây dựng và quản lý một số trường công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các trường ngoài hệ thống công lập phát huy năng lực của họ.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện dự thảo Luật Việc làm nhằm hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp, mà quan trọng hơn là hỗ trợ cho những người lao động đang làm việc.

3.3.2. Đối với cơ quan quản lý địa phương

Để phát triển nguồn nhân lực cho các KCN giai đoạn 2013 - 2020 một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng thì trước tiên phải kể đến vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái và một số

cơ quan quản lý liên quan trong việc thực thi chính sách đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động cũng như doanh nghiệp đầu tư vào KCN.

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái:

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trên cơ sở quy hoạch công nghiệp, KCN, cụm công nghiệp của tỉnh và xác định nhu cầu đào tạo cụ thể trong từng giai đoạn.

Tăng mức đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở đào tạo và dạy nghề do tỉnh quản lý, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các sơ sởđào tạo nghề trọng điểm; các cơ sởđược quy hoạch nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng và từ trung tâm dạy nghề lên trường trung cấp nghề.

Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, hỗ trợ vay vốn ngân sách địa phương đối với các dự án xây dựng công trình phúc lợi như: nhà ở công nhân, nhà trẻ KCN, trung tâm y tế KCN và các trung tâm văn hóa giải trí phục vụ cho nhu cầu lao động KCN.

Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phối kết hợp giữa các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm trong việc cung cấp nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả.

- Đối với Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với toàn thể công nhân lao động, các chếđộ chính sách mới về lao động đối với chủ sử dụng lao động. Trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình và tránh xảy ra những xung đột trong quan hệ lao động, đảm bảo mối quan hệ hài hòa và hướng tới phát triển KCN bền vững.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động KCN do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền. Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình sử dụng lao động, nhu cầu lao động cũng như sự biến động lao động của doanh nghiệp để có thể hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp kịp thời.

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp KCN thực hiện pháp luật lao động; ký hợp đồng lao động đúng quy định, tăng tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm xã hội, xây dựng nội quy lao động, xây dựng thang bảng lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, an toàn vệ sinh lao động, thành lập công đoàn cơ sở, thực hiện các chếđộ đãi ngộ đảm bảo quyền lợi của người lao động. Xây dựng mức ăn ca đảm bảo nhu cầu calo tối thiểu cho người lao động và phù hợp với tình hình giá cả trên địa bàn KCN hiện nay. Kiên quyết xử lý các hành vi cố tình vi phạm pháp luật, chậm khắc phục sau thanh kiểm tra.

Thường xuyên cung cấp thông tin ngành nghề dự án đầu tư vào KCN cho các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các trung tâm đào tạo nghềđể có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, lắp đặt hệ thống thiết bị điện chiếu sáng trên các trục đường để đảm bảo an nhinh và an toàn cho người lao động đi làm ca, tránh xảy ra tai nạn giao thông cũng như tệ nạn xã hội gây mất trật tự an ninh KCN.

Sớm thành lập nhà văn hóa cho người lao động KCN có cơ hội giải trí, giao lưu, học tập để nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết cũng như thỏa mãn nhu cầu văn hóa sau những giờ làm việc căng thẳng. Đặc biệt, tạo cơ hội giao lưu cho lao động nữ, nam trong KCN.

Trên cơ sở thông tin về chuẩn bị và đầu tư của các đối tác, cần phải dự báo nhu cầu và yêu cầu lao động kỹ thuật trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng lao động hợp lý nhất.

Xây dựng chuyên mục trong trang website của Ban Quản lý các KCN để giới thiệu thông tin về nhu cầu đào tạo và cung ứng lao động.

Nâng cao năng lực của Trung tâm Tư vấn đầu tư và Dịch vụ công nghiệp trực thuộc Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái. Trung tâm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức người lao động đến đăng ký tìm việc làm, liên hệ với người sử dụng lao động để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, phối hợp với các trường, trung tâm đào tạo nghềđểđào tạo nghề cho người lao động.

3.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo

Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, chủđộng giới thiệu với người lao động và các tổ chức sử dụng lao động theo phương thức kinh doanh dịch vụ.

Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụđào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ lao động.

Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý lao động địa phương, đặc biệt là Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn KCN để nắm bắt nhu cầu, ngành nghề cụ thểđể có kế hoạch đào tạo ngành nghề phù hợp.

Tổ chức theo dõi về việc làm và sựđáp ứng công việc của học sinh, sinh viên sau khi ra trường để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Các trường và cơ sở dạy nghề thường phải tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi với người sử dụng lao động để biết được nhu cầu đào tạo đối với người lao động trong hiện tại và tương lai.

3.3.4. Đối với các doanh nghiệp

Cần chủ động xây dựng kế hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo lại, đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và lao động kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh viên thực tập; tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên tham quan thực tế, kiến tập, thực tập tại cơ sở.

Các doanh nghiệp tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm tại các doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sởđào tạo.

Thống nhất đầu mối tuyển dụng trong KCN là thông qua Trung tâm Tư vấn đầu tư và dịch vụ công nghiệp để tránh gây chồng chéo trong công tác đào tạo và tuyển dụng, giảm phát sinh chi phí quản lý.

Kết luận chương 3

Với các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2020 nêu trên có thể tóm lược thành các giải pháp sau:

1. Giải pháp về quy hoạch khu công nghiệp và tăng cường thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp: phát triển nguồn nhân lực KCN phải dựa trên quy hoạch tổng thể các KCN trên địa bàn tỉnh gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2020.

2. Giải pháp vềđào tạo nguồn nhân lực cho các KCN: phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo nghề một cách toàn diện cả về số lượng và chất lương phù hợp với nhu cầu của KCN cũng như trên thị trường lao động. Tăng cường phối kết hợp giữa cơ sởđào tạo và doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về số lượng, nhu cầu ngành nghề để cung cứng phù hợp.

3. Giải pháp về sử dụng lao động trong các KCN: Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sởđào tạo doanh nghiệp ở các KCN thông qua Nhà nước, cơ sởđào tạo, các trung tâm giới thiệu việc làm với các hoạt động cụ thể bao gồm: cung cấp thông tin về nguồn lao động cho các doanh nghiệp và nhu cầu lao động của doanh nghiệp cho các cơ sởđào tạo; tổ chức hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội thảo về sử dụng nguồn lao động...

4. Giải pháp về chếđộ chính sách đối với người lao động trong KCN: Thực hiện chăm lo đời sống người lao động; thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về tiền lương, tiền thưởng, các chếđộ bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động...

Từng các giải pháp trên vừa là tiền đề, vừa là cơ sở để thực hiện những giải pháp tiếp theo. Giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau, cùng tác động, cùng thúc đẩy để giải quyết các khó khăn, vướng mắc để mở đường cho việc phát triển nguồn nhân lực cho các KCN.

KT LUN

Có thể nói, nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KCN nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các KCN phát triển là cơ hội tốt cho nhiều người lao động có việc làm, ngược lại nguồn nhân lực trong các KCN có số lượng và chất lượng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là một trong những điều kiện quyết định khả năng phát triển của doanh nghiệp và là tiền đềđể KCN hoạt động có hiệu quả.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng hợp, luận văn đã làm sáng tỏ các nội dung sau đây:

1. Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực cho các KCN thông qua các nội dung: khái niệm và đặc điểm KCN, vai trò của KCN; khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực; các nhân tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực các khu công nghiệp.

2. Nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực các KCN của thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và rút ra bài học tham khảo cho Yên Bái.

3. Luận văn phản ảnh thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Tốc độ tăng số lượng và cơ cấu; chất lượng lao động; các chế độ chính sách, đãi ngộđối với người lao động; công tác đào tạo và dịch vụ cung cấp nguồn nhân lực trong hơn 6 năm hình thành và phát triển các KCN, thu hút và giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay tuy không thiếu về số lượng nhưng chất lượng thực sự chưa đáp ứng được, đặc biệt là lao động có chuyên môn, trình độ tay nghề,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 (Trang 76 -76 )

×