Năm 1991, ở thành phố Hồ Chí Minh, Khu chế xuất Tân Thuận đầu tiên của cả nước ra đời, sau hơn 20 năm phát triển, đến năm 2013 trên địa bàn thành phốđã hình thành hệ thống 28 KCX, KCN.
Trong quá trình phát triển của mình, các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh đã là một đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo từ quỹ lao động tự có tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như từ các địa phương bạn, kể cả những địa phương cách rất xa thành phố.
Đểđáp ứng nhu cầu về lao động và khắc phục sự thiết hụt về lao động, thành phốđã áp dụng nhiều biện pháp:
- Tạo nguồn và cung ứng lao động: Hình thành các trường nghề, trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề kể cả công lập và ngoài công lập góp phần quan trọng trong việc cung ứng lao động cho các KCX, KCN. Các cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề còn phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, đáp ứng yêu cầu nâng cao tay nghề bậc thợ.
- Cùng với việc hình thành các trường nghề, trung tâm dạy nghề là sự xuất hiện các trung tâm giới thiệu việc làm kết hợp với các trường nghề tuyển chọn lao động cung ứng lao động cho các KCX, KCN.
- Thu hút lao động từ các địa phương khác trong cả nước thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Ban Quản lý các KCX, KCN đã thường xuyên xúc tiến việc làm và tham gia các hội chợ việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận nhằm khai thác nguồn nhân lực cho các KCN, KCX.
- Thực hiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong KCN như: Tổ chức xây dựng nhà ở cho người lao động trong các KCN, chính sách
đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp nhà trọ, ăn ca, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... cho người lao động được đảm bảo.