Vai trò của phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 26)

1.2.4.1. To thế mnh để thu hút vn đầu tư vào khu công nghip

Phát triển nguồn nhân lực KCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào KCN. Khi lựa chọn và quyết định đầu tư vào một ngành nghề nào đó đặt trong KCN, ngoài các ưu đãi vềđầu tư, thuế, vị trí địa lý giao thông thuân lợi và các chính sách thông thoáng, gần nguồn nhiên liệu... thì nguồn lao động là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư rất quan tâm và coi đó như một tiêu chí để lựa chon cho phù hợp với ngành nghề đầu tư. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam vẫn trong giai đoạn tiếp nhận công nghệ của nước ngoài và sử dụng yếu tố nguồn lực con người là chính.

Nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ là yếu tốđể thu hút vốn đầu tư với mục tiêu là tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ với giá nhân công rẻ.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí cạnh tranh của tỉnh nói chung, KCN nói riêng. Nếu xét trên góc độ vĩ mô về năng lực cạnh tranh của tỉnh có đặt các KCN trên địa bàn, cũng có số điểm tương đương nhưng nếu có lợi thế hơn về nguồn nhân lực, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ chọn tỉnh có nguồn nhân lực phát triển và dồi dào.

1.2.4.2. To li thế cnh tranh ca doanh nghip khu công nghip

Việc phát triển nguồn nhân lực cho KCN cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho doanh nghiệp KCN. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù lao động Việt Nam rất dồi dào nhưng nguồn lao động phục vụ cho KCN đang gặp khó khăn do chưa tạo được sự hấp dẫn đối với lao động trên tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp ổn định lâu dài cũng là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng của mình trên thị trường. Đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ ổn định không chỉ giúp doanh

nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực mà đó cũng là một nguồn vốn vô hình tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp trong việc marketing thương hiệu của mình.

Hàng năm, ngoài việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của riêng mình, tạo thế mạnh cho doanh nghiệp đồng thời giữ chân những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

1.2.4.3. To môi trường lao động n định

Nguồn nhân lực phát triển sẽ tạo nên môi trường lao động ổn định. Người lao động có trình độ, có năng lực sẽ có sự lựa chọn an toàn và kinh tế, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình. Điều đó sẽ giảm được lượng lao động di chuyển không ổn định giữa các doanh nghiệp trong KCN, giữa các doanh nghiệp ngoài KCN và trong KCN, giữa các bộ phận lao động làm nông nghiệp và làm việc trong KCN.

Khi mới hình thành các KCN, ngoài lực lượng lao động được đào tạo bài bản từ các trường nghề, trung cấp nghề thì đa số lực lượng lao động di cư từ nông thôn, nông nghiệp chuyển sang với hy vọng có một công việc ổn định, có thu nhập ổn định. Quan niệm trên đã tạo nên làn sóng di cư lớn giữa các tỉnh, các vùng đặc biệt là vùng mới hình thành KCN. Đầu những năm 90, khi các KCN, KCX của thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai hình thành và đi vào hoạt động với nhu cầu về nhân lực lớn đã thu hút lao động không chỉở các tỉnh lân cận mà các tỉnh miền Bắc, trung du Bắc Bộ cũng lũ lượt kéo nhau vào Nam làm việc.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, KCN được mở rộng ở hầu khắp các tỉnh, chính sách lương và thu hút lao động đã có sự cân bằng và ổn định, lao động của địa phương di cư làm ăn ở các tỉnh cũng có nhu cầu tìm về quê hương làm việc với mong muốn một cuộc sống ổn định, thu nhập đảm bảo và đặc biệt là không phải chi phí thuê nhà.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)