tâm sản xuất, có thu nhập đảm bảo mức sống tối thiểu trong sự biến động lớn về giá cả. Thường xuyên cập nhật chế độ chính sách mới để có cơ sở pháp lý hướng dẫn đồng bộ việc thực hiện chếđộ cho người lao động. Đặc biệt là việc thực hiện đăng ký, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, tránh gây những phiền hà rắc rối khi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp nghiệp
1.2.6.1. Số lượng và quy mô của khu công nghiệp
Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố cần thiết cho thiết lập và vận hành các doanh nghiệp trong KCN. Khi xây dựng các KCN, cần tính đến khả năng bảo đảm nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sẽđược xây dựng. Số lượng và quy mô KCN càng nhiều dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực càng lớn.
1.2.6.2. Cơ cấu sản xuất và trình độ trang bị công nghệ của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp trong KCN phản ánh nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp. Từ nhiệm vụ sản xuất này cần phải xác định cơ cấu nguồn nhân lực liên quan đến ngành nghề, trình độđào tạo. Việc phát triển phát nguồn nhân lực cho KCN phải tính đến cơ cấu sản xuất để bảo đảm được cơ cấu lao động hợp lý.
Trình độ trang bị công nghệ cao đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trình độ trang bị công nghệ thấp cần lao động giản đơn, dễ tuyển dụng.
1.2.6.3. Phân bố khu công nghiệp
Khu công nghiệp phân bố gần khu vực tập trung dân cưđông, dễ tuyển dụng lao động tại chỗ, thuận lợi trong tổ chức đời sống cho người lao động (và gia đình họ).
Ngược lại, nếu KCN phân bố xa khu dân cư sẽ dẫn đến khó khăn trong tuyển dụng lao động tại chỗ và trong tổ chức đời sống người lao động.
Khu công nghiệp phân bố gần các cơ sởđào tạo, thuận lợi trong tuyển dụng, trong liên kết sản xuất và đào tạo.
1.2.6.4. Cơ chế chính sách đối với người lao động trong khu công nghiệp
Việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động và các chếđộ bảo hộ lao động đối với người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách theo quy định của pháp luật lao động sẽ dễ thu hút và tuyển dụng được lao động, giữđược người lao động gắn bó, làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu thực hiện không tốt chếđộ tiền lương và các chếđộđãi ngộ theo quy định sẽ rất khó tuyển dụng lao động và giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp.
1.2.6.5. Sự phát triển các cơ sởđào tạo nhân lực tại địa phương
Việc phát triển các cơ sở đào tạo tại địa phương sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho các KCN trong địa bàn. Việc đào tạo của các cơ sở phải gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh và nhu cầu của doanh nghiệp trong các KCN. Sau khi được đào tạo, người lao động có đáp ứng được nhu cầu hay không phụ thuộc vào quy trình đào tạo có phù hợp với thực tiễn hay không.
Đểđáp ứng phát triển sản phẩm công nghệ cao, công nghệ chế tạo, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao đòi hỏi các cơ sởđào tạo cũng phải thường xuyên đổi mới cách đào tạo, đầu tư các trang thiết bị dạy nghề hiện đại nhất là các ngành nghề mới, đội ngũ giáo viên có chuyên môn, tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triền nguồn nhân lực cho các KCN.
Việc liên kết đào tạo, đào tạo lại giữa các cơ sởđào tạo với các doanh nghiệp trong KCN phải thường xuyên, đào tạo phải gắn với thực tiễn. Người học nghề được thực hành tham gia lao động sản xuất gắn với những kiến thức lý thuyết đã được trang bị. Người lao động trong doanh nghiệp được trang bị thêm kiến thức về lý thuyết để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được trình độ kỹ thuật cao.