Quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 41)

Trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Yên Bái đã xác định phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì tốc độ tăng trưởng là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững;

Việc xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khẳng định một xu hướng tất yếu nhằm tạo đà phát triển kinh tế địa phương, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về phát triển kinh tế giữa Yên Bái với một số tỉnh trong khu vực tiến đến xây dựng tỉnh thành một trong những trung tâm kinh tế phát triển mạnh, bền vững trong khu vực Tây Bắc. Các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái được hình thành và phát triển từ tháng 5/2007. Khởi đầu là khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái với quy mô 400 ha. Tiếp đến là các khu công nghiệp Minh Quân với quy mô là 112 ha; Khu công nghiệp Âu Lâu là 118,35 ha; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên là 72 ha và Khu công nghiệp Mông Sơn với quy mô là 90 ha. Trong đó có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, điều chỉnh bổ sung vào quy hoạch phát triển các

khu công nghiệp quốc gia là: (khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp Âu Lâu).

Bảng 2.3: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

STT Tên khu công nghiệp quy hoạch Diện tích

(ha) Diện tích đã thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 KCN phía Nam 532,8 192,44 36,12 2 KCN Bắc Văn Yên 72 20,9 29,0 3 KCN Minh Quân 112 51 45,54 4 KCN Mông Sơn 90 - - 5 KCN Âu Lâu 118,35 10 8,45 Tổng: 925,15 274,34 29,65

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 05 KCN được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích trên 900 ha.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, bưu chính viễn thông và đặc biệt là hệ thống giao thông nội khu được kết nối với giao thông Quốc gia và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đảm bảo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Do vậy, hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh với các dự án thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Cụ thể:

2.2.1.1. Khu công nghip phía Nam:

KCN phía Nam với diện tích quy hoạch là 400ha, là khu công nghiệp quốc gia được thành lập theo quyết định số 1107/QĐ-TTG ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

cách cửa khẩu Lào Cai 170km về phía Bắc, cách tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai 5 km.

Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp mời gọi các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực:

- Sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất ván ép, gỗ cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp, đá xây dựng, …

- Chế biến khoáng sản: Chế biến bột Cacbonatcanxi (CaCo3), Kaolin, thép, Feldspar, luyện gang, chì, kẽm,…

- Chế biến nông, lâm sản: Chế biến chè, thức ăn gia súc, viên nén năng lượng,… - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Sơn dẻo nhiệt, gia công hàng may mặc, giầy, lắp ráp đồđiện tử, ôtô, xe máy,…

Hạ tầng kỹ thuật: Có đường điện dây cao thế 110KV và trạm biến áp TBA 110/35/22KV; nhà máy nước Yên Bình công suất 11.500m3/ngày đêm, cung cấp nước thô phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của khu công nghiệp bằng đường ống D300. Hệ thống giao thông trong khu công nghiệp được kết nối với giao thông đối ngoại đảm bảo phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá cho khu công nghiệp.

2.2.1.2. Khu công nghip Minh Quân:

KCN Minh Quân với diện tích là 112 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2077/QĐ-UBND ngày 25/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

Về địa điểm: Thuộc thôn Hoài Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên và xã Phúc Lộc thành phố Yên Bái cách Hà Nội khoảng 135 km về phía Nam, cách cửa khẩu Lào Cai 175 km về phía Bắc, nằm cạnh quốc lộ 32C, cách tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai 4 km.

Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp tập trung đa ngành, gồm các ngành công nghiệp:

cao cấp, đá xây dựng, …

- Chế biến khoáng sản: Chế biến bột Cacbonatcanxi (CaCo3), Kaolin, thép, Feldspar, luyện gang, chì, kẽm,…

- Chế biến nông, lâm sản: Chế biến chè, thức ăn gia súc, viên nén năng lượng,… - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Sơn dẻo nhiệt, gia công hàng may mặc, giầy, lắp ráp đồđiện tử, ôtô, xe máy,…

- Công nghiệp hoá chất.

Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống đường giao thông đối nội kết nối với quốc lộ 32C, 37, 70 và đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai. Có đường điện 35KV; nguồn cung cấp nước được lấy từ đầm Đá Mài được xử lý đưa vào bể chứa và có trạm bơm cấp nước cho sản xuất và nước sinh hoạt của khu công nghiệp.

2.2.1.3. Khu công nghip Âu Lâu

KCN Âu Lâu với diện tích quy hoạch là 118,35 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 25/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

Về địa điểm: Thuộc thôn Châu Giang 2, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái cách Hà Nội khoảng 160 km về phía Nam, cách cửa khẩu Lào Cai 170km về phía Bắc, nằm sát quốc lộ 37 và đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai.

Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp tập trung đa ngành, gồm các ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ; lắp ráp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.

Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống đường giao thông đối nội trong khu công nghiệp được kết nối với quốc lộ 37, QL32C, QL70 và đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai chạy sát khu công nghiệp. Có đường điện 35KV cung cấp cho khu công nghiệp; nguồn cung cấp nước được lấy từ ngòi Lâu được xử lý đưa vào bể chứa và có trạm bơm cấp nước cho khu công nghiệp.

2.2.1.4. Khu công nghip Bc Văn Yên

KCN Bắc Văn Yên với diện tích quy hoạch là 72 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

Vềđịa điểm: Thuộc thôn Cầu Khai, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40km, cách Hà Nội khoảng 200 km về phía Nam, cách cửa khẩu Lào Cai 140km về phía Bắc, cách đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai khoảng 13km.

Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp tập trung đa ngành, gồm các ngành như: sản xuất chế biến giấy, gỗ các sản phẩm cồn công nghiệp; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm (từ sắn, quế, chè,…); sản xuất hàng tiêu dùng.

Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống đường giao thông đối nội trong khu công nghiệp được kết nối với quốc lộ 70 và đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai. Có đường điện 35KV cung cấp cho khu công nghiệp; nguồn cung cấp nước được lấy từ sông Hồng được xử lý đưa vào bể chứa và có trạm bơm cấp nước cho khu công nghiệp.

2.2.1.5. Khu công nghip Mông Sơn

KCN Mông Sơn với diện tích quy hoạch là 90ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 07/01/2009 của UBND tỉnh Yên Bái.

Về địa điểm: Thuộc xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 190 km về phía Nam, cách cửa khẩu Lào Cai 140km về phía Bắc, nằm cạnh quốc lộ 70.

Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp tập trung chủ yếu là các ngành nghề khai thác và chế biến các sản phẩm từđá vôi gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá tự nhiên, đá phục vụ xây dựng); chế biến các sản phẩm từđá vôi (Caco3).

Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống đường giao thông đối nội trong khu công nghiệp được kết nối với quốc lộ 70 và mạng lưới đường thuỷ nội địa hồ Thác Bà. Có đường điện 35KV cung cấp cho khu công nghiệp; nguồn cung cấp nước được lấy từ hồ Thác Bà được xử lý đưa vào bể chứa và có trạm bơm cấp nước cho khu công nghiệp.

Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hằng năm nộp ngân sách đều tăng, năm 2012 đã nộp ngân sách gần 50 tỷ đồng. Đồng thời cũng tạo và duy trì việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)