THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 51)

CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI

2.3.1. Tốc độ tăng số lượng và cơ cấu lao động

Hiện nay, Yên Bái có 03 KCN đang có các dự án đầu tư vào là KCN Phía Nam, KCN Minh Quân và KCN Bắc Văn Yên. Tuy nhiên, mới có 02 KCN có các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là KCN phía Nam và KCN Bắc Văn Yên. Năm 2008, KCN phía Nam bắt đầu hoạt động với 6 dự án đã hoàn thành xây dựng và đi vào sản xuất, KCN Bắc Văn Yên có 4 dự án được triển khai thực hiện và ổn định đi vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các dự án khác đang trong quá trình triển khai thi công xây dựng cơ sở hạ tầng.

Năm 2008, số lao động làm việc trong KCN chi có 466 người ở 9 doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản và hóa chất, nhưng đến năm 2012 số lao động đã lên tới 1.891 người, tăng hơn 4 lần so với năm 2008. Do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định, mở rộng dây chuyền sản xuất và một số dự án đầu tư mới đi vào hoạt động.

Bảng 2.6: Phân bố lao động các KCN tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2012

STT Lao động KCN Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 KCN phía Nam 293 62,88 1.399 83,13 1.666 86,05 1.618 85,56 2 KCN Bắc Văn Yên 173 37,12 284 16,87 270 13,95 273 14,44 Tổng: 466 100 1.683 100 1.936 100 1.891 100

Tỷ trọng lao động trong KCN phía Nam năm 2008 chiếm tỷ lệ hơn 60% so với số lao động trong các KCN, nhưng sang đến năm 2010 đã chiếm trên 80%. Nguyên nhân do các dự án đầu tư chủ yếu vào KCN phía Nam, các dự án đi vào hoạt động đã thu hút và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động. Năm 2012, số lao động trong KCN phía Nam bị giảm so với năm 2011 là do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cho một số lao động phải nghỉ thôi việc, mất việc làm.

So với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh Yên Bái, lao động làm việc trong các KCN năm 2011 chiếm 0,48%, năm 2012 chiếm 0,46%. Tỷ lệ lao động các KCN so với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn tỉnh vẫn còn rất thấp. Các KCN của tỉnh trong những năm gần đây gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN; các doanh nghiệp trong các KCN cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong khâu tuyển dụng lao động đầu vào, chưa thực sự tạo được điểm hấp dẫn đối với người lao động trong tỉnh.

Tổng số lao động làm việc trong các KCN năm 2012 là 1.891 người tăng so với năm 2008 là 1.425 người, bình quân tăng tăng 285 người/năm, trong đó chủ yếu lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp.

Cơ cấu lao động các KCN làm việc trong nhóm ngành công nghiệp: Năm 2012, lao động làm việc trong nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng là 1.018 người, chiếm 53,83% lao động làm việc trong ngành công nghiệp; lao động làm việc trong nhóm ngành khai thác chế biến khoáng sản là 325 người, chiếm 17,18%; lao động làm việc trong nhóm ngành chế biến nông lâm sản là 324 người, chiếm 17,13% và lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp hóa chất là 224 người, chiếm 11,86%. Trong năm 2011, 2012 tỷ trọng lao động ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm trên 50%; còn lại lao động ngành khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản và công nghiệp hóa chất đều chiếm tỷ lệ tương đương nhau (trên 10%). Như vậy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng được nhiều nhà đầu tư các dự án

vào KCN, chủ yếu là sản xuất xi măng và sản xuất gạch; dẫn đến thu hút được nhiều lao động có tay nghề và lao động phổ thông.

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động các KCN phân theo nhóm ngành công nghiệp

STT Lao động nhóm ngành công nghiệp

Năm 2008 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Khai thác chế biến khoáng sản 126 27,04 285 14,72 325 17,19 2 Chế biến nông lâm sản 273 58,58 314 16,22 324 17,13 3 Sản xuất vật liệu xây dựng 0 0 1.109 57,28 1.018 53,83

4 Công nghiệp hóa chất 67 14,38 228 11,78 224 11,85

Tổng: 466 100 1.936 100 1.891 100

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái

2.3.2. Chất lượng lao động

Tỉnh Yên Bái có tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2012 đạt 36,9%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghềđạt 22,6%. Các KCN hoạt động góp phần nâng cao tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp, giải quyết việc cho lao động có nghề và lao động phổ thông trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng lao động của tỉnh. Tuy nhiên, lao động các KCN chủ yếu hiện đang là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo nghề). Trường hợp có nghề chủ yếu là sơ cấp, đào tạo 3 tháng tại cơ sở không có bằng hoặc đã làm việc một thời gian trở thành có nghề, có kinh nghiệm hoặc kèm cặp trực tiếp tại doanh nghiệp. Lao động có nghề trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp. Lao động trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu làm nhân viên văn phòng, kế toán, nhân sự.

Năm 2011, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (lao động phổ thông) là 535 người, chiếm 27,6% so với tổng lao động KCN, chủ yếu là lao động làm những công việc bốc vác, vận chuyển hàng hóa và vật liệu sản xuất (như tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái có 74 lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật); lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 72,4%, trong đó công nhân kỹ thuật không có bằng nghề chiếm 11,1%, chủ yếu là lao động được kèm gặp dạy nghề tại doanh nghiệp. Năm 2012, lao động phổ thông là 460 người, chiếm 24,3% so với tổng lao động KCN, đã giảm so với năm 2011; lao động có trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên 43,8%, tăng 2,8% so với năm 2011(lao động có trình độ trung cấp nhiều nhất trong số các doanh nghiệp trong KCN là Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái là 384 người). Do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh xi măng đòi hỏi nhiều lao động có trình độ kỹ sư, đại học nên tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình có trên 70 lao động trình độđại học.

Bảng 2.8: Số lao động các KCN phân theo trình độ

STT Trình độ lao động Lao động Năm 2011 Năm 2012

(người) Tỷ trọng (%) Lao động (người) Tỷ trọng (%) 1 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật

535 27,6 460 24,3 2 CNKT không bằng nghề/chứng chỉ nghề 215 11,1 207 10,9 3 Chứng chỉ/chứng nhận học nghề (dưới 3 tháng) 149 7,6 145 7,6 4 Sơ cấp nghề 246 12,7 254 13,4 5 Trung cấp nghề, CN 535 27,6 547 28,9 6 Cao đẳng nghề, CN 69 3,5 73 3,8 7 Đại học trở lên 187 9,9 205 11,1 Tổng cộng: 1.936 100 1.891 100

2.3.3. Các chế độ chính sách, đãi ngộ đối với người lao động trong khu công nghiệp

2.3.3.1. V tin lương và thu nhp ca người lao động

Đối với lao động trong các KCN, tiền lương là vấn đề quan tâm hàng đầu và là mục tiêu và động lực làm việc. Đó là nguồn thu chủ yếu của người lao động để chi tiêu sinh hoạt và tích lũy trong tương lai. Lương cơ bản bình quân hiện nay trong các KCN tỉnh Yên Bái từ 1,5 triệu đồng đến 4,0 triệu đồng/tháng. Doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân cao nhất năm 2012 là Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình và Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát (mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng). Những công ty có mức thu nhập thấp như Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG, Công ty TNHH Đạt Thành, Công ty TNHH Hapaco Yên Sơn (thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng). Thu nhập bình quân các KCN tỉnh Yên Bái là 2,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập trung bình trên bao gồm lương chính, tiền làm thêm và các khoản phụ cấp. Hàng tháng người lao động còn có các khoản phụ cấp như thâm niên từ 150.000 đồng - 250.000 đồng/tháng tùy thuộc vào số năm làm việc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, người lao động thường xuyên phải làm thêm giờđể đảm bảo đơn hàng và tăng mức thu nhập hàng tháng.

Những năm gần đây, thực hiện lộ trình nâng lương tối thiểu hàng năm, các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Yên Bái đều đảm bảo thực hiện đúng mức lương tối thiểu vùng, lấy đó làm căn cứ trả lương và xây dựng thang bảng lương tuy nhiên bình quân tiền lương của người lao động trong các KCN thấp và không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức trong việc chi trả lương cho người lao động. Thực tế, số doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương rất ít, trong 13 doanh nghiệp đang hoạt động có 7 doanh nghiệp xây dựng thang lương bảng lương đăng ký tại Ban quản lý KCN Yên Bái. Số doanh nghiệp còn lại vẫn đảm bảo trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định nhưng mức tăng rất thấp, chưa có khoảng cách giữa lương của người làm việc lâu năm và lao động mới gây nên áp lực tâm lý cho người có kinh nghiệm. Việc thực hiện tăng lương hàng năm chưa được thực hiện đúng quy định. Các doanh nghiệp thường đánh đồng giữa tăng

lương tối thiểu vùng vào tăng lương hàng năm để giảm chi phí về tiền lương. Mức thu nhập thực tế của người lao động chưa đủ để chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày, chưa có điều kiện cải thiện đời sống, đầu tư học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và tích lũy lâu dài. Thêm vào đó, nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, dưới sức ép của lạm phát, giá hàng hóa sinh hoạt có xu hướng tăng khiến cho thu nhập thực tế của người lao động bị giảm sút.

Với mức lương như vậy, người lao động chi cho ăn uống khoảng 50%, chi cho đi làm khoảng 11%, chi cho nhà ở khoảng 8%, thông tin liên lạc khoảng 6%, chi khác khoảng 15% bao gồm chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể... Như vậy, các khoản chi cho mua sắm, hoạt động tinh thần và du lịch thực tế hầu như không có. Để có thêm thu nhập người lao động chấp nhận làm thêm giờ thường xuyên từ 2-3 giờ mỗi ngày. Chính vì lý do mức thu nhập thấp nên người lao động không yên tâm làm việc, thường xuyên xảy ra tình trạng nhảy việc, lao động trong các doanh nghiệp không ổn định.

2.2.3.2. Thc hin chính sách pháp lut vi người lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012, số lao động ký hợp đồng lao động mùa vụ theo công việc dưới 1 năm là 291 người, chiếm 15,38%, hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng là 518 người, chiếm 27,39%, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 1.082 người, chiếm 57,23%. Tổng số lao động ký hợp đồng lao động là 1.891 người, trong đó lao động nữ là 510 người, chiếm 26,96% so với tổng số lao động.

Trong 13 doanh nghiệp đang hoạt động, có 6 doanh nghiệp đã đăng ký nội quy lao động chiếm 46,15%, 6 doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể, chiếm 46,15%, 7 doanh nghiệp đăng ký thang bảng lương, chiếm 53,84% doanh nghiệp hoạt động. Như vậy, còn trên 50% các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về xây dựng đăng ký thang lương bảng lương, đăng ký nội quy lao động...

Những năm gần đây, một số các doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động. Bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp do gặp khó khăn

trong sản xuất kinh doanh nên phải nợ đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể tính đến hết năm 2012, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái hiện đang nợ tiền nộp bảo hiểm xã hội gần 5 tỷ đồng. Điều này dẫn đến việc các chế độ của người lao động như ốm đau, thai sản, hưu trí... không được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả kịp thời cho người lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Hơn nữa, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động còn thấp, các doanh nghiệp thường không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương thực tế được nhận mà thường đóng trên mức lương ký hợp đồng lao động, thường bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng rất ít do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tới chế độ tiền lương người lao động sau khi về nghỉ hưu. Tuy nhiên, thực tế chỉ một số ít người lao động quan tâm tới điều đó. Trong tình hình lao động không ổn định và thu nhập thấp như hiện nay, nhiều lao động chưa thực sự gắn bó với doanh nghiệp và cũng không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội để tránh những khoản giảm trừ tới tới tiền lương và thu nhập của họ.

Trên thực tế nhiều công ty đã thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo cùng một mức chung bằng với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định như Công ty TNHH Thuận Phát, Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát... còn tiền lương thực tế thì trả theo đơn giá khoán hoặc ngày công thực tế đi làm việc.

2.2.3.3. Nhà cho công nhân làm vic ti các khu công nghip

Hiện nay, các khu công nghiệp trên địa bàn chưa xây dựng khu nhà ở cho công nhân; đa số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp chủ yếu là người địa phương, ở các huyện gần khu công nghiệp nên số lao động có nhà ở chiếm gần 94%; còn 6% người lao động là ở các huyện, thị xã ở xa và lao động ngoại tỉnh.

Việc chưa xây dựng khu nhà ở cho công nhân cũng ảnh hưởng đến việc thu hút lao động vào làm việc trong các KCN. Số lao động ở xa thường thuê các phòng trọ mà người dân xây dựng, các khu nhà trọ này thường là các dãy nhà

cấp 4 được ngăn thành phòng nhỏ ẩm thấp và rất nóng nực vào mùa hè với diện tích phòng dao động từ 10m2 đến khoảng 12m2, giữa các dãy phòng trọ thường có lối đi chật hẹp vì vậy các khu nhà trọ không có khu vực rộng để người lao động vui chơi giải trí lành mạnh.

2.2.3.4. Ba ăn cho người lao động làm vic trong các khu công nghip

Trong các KCN hiện nay, có một số các doanh nghiệp thực hiện chi bữa ăn ca cho người lao động với mức 15.000 đồng một suất ăn. Việc thực hiện cung cấp suất ăn cho người lao động do bộ phận phục vụ, tạp vụ của doanh nghiệp trực tiếp đảm nhận. Nhiều công ty thực hiện chi mức ăn giữa ca cho người lao động theo mức 20.000 đồng như Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín. Nhưng thực tế, định suất này không đảm bảo cung cấp calo cho người lao động làm việc liên tục theo ca 8 giờ/ngày với tình hình giá cả như hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không bố trí được việc ăn giữa ca cho người lao động, lại thực hiện tính mức ăn ca, trợ cấp ăn ca tính vào lương cho người lao động hằng tháng.

2.2.3.5. Chăm lo đời sng văn hóa, tinh thn cho người lao động trong khu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh yên bái giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 51)