Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG VAY MUA NHÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM.PDF (Trang 43)

Theo phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội của tác giả Võ Hải Thủy (2011), điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thểđó. Đểđạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đã tiến hành chọn mẫu trong 200 khách hàng cá nhân của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Tp.HCM. Lý do lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người phỏng vấn có khả năng tiếp cận người trả

lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó cũng ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Về quy mô mẫu, nhiều chuyên gia có ý kiến của khác nhau: phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Theo đó, trong đề tài này có tất cả 29 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 29 x 5 = 145. Như vậy số lượng mẫu tác giả dự kiến 200 với đề tài nghiên cứu này là hợp lý. Với kích thước mẫu này, thông qua các mối quan hệ có trước tác giả đã tiến hành lập danh sách 200 khách hàng cá nhân tại các ngân hàng trên Tp.HCM.

2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

™ Phương pháp nghiên cứu bằng dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình qua các nguồn sau:

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, của các ngân hàng, định chế tài chính về vấn đề vay mua nhà ở trong ngân hàng.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các công trình nghiên cứu

của các tác giảđi trước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, về thực trạng nhà ở của đối tượng thu nhập thấp.

Dữ liệu được thu thập thông tin qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi theo phương pháp điều tra mẫu ngẫu nhiên với quy mô mẫu là 200 khách hàng cá nhân tại các ngân hàng trên Tp.HCM.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG VAY MUA NHÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM.PDF (Trang 43)