Khản ăng chi trả mua nhà ở của người có thu nhập thấp tại Tp.HCM

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG VAY MUA NHÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM.PDF (Trang 26)

Đối với bộ phận là những lao động tự do, thu nhập của họ thường không chính thức, thiếu ổn định và luôn chịu áp lực của tình trạng kinh tếđô thị biến đổi nhanh. Mức thu nhập bình quân của một lao động trong các doanh nghiệp nhà nước từ 800.000 đồng – 1 triệu đồng/tháng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 1 – 1,2 triệu đồng/tháng; Mức thu nhập bình quân của cán bộ, công viên chức vào khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng (UBND Tp.HCM, 2009). Theo một nghiên cứu gần đây (Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2013), phần đông các hộ thuộc diện thu nhập thấp và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống có mức thu nhập trung bình khoảng 500.000 - 3.000.000 đồng/tháng (80% hộ); Có khá ít số hộ có thu nhập trên 3 triệu đồng (chiếm 8,2%) và hộ có thu nhập dưới 500 nghìn đồng. Cũng theo nghiên cứu này, có hơn 90% trong tổng những trường hợp được hỏi không đủ sống khi đối diện với cuộc sống và những nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình chỉ với dưới 3 triệu đồng mỗi tháng. Các trường hợp thu nhập thấp hơn rơi vào các quận vùng ven như Bình Tân, Bình Chánh, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở quận nội thị thì cao hơn.

Nhu cầu về nhà ở hiện nay rất nhiều nhưng khả năng tích luỹđể mua nhà của đối tượng có thu nhập thấp là rất ít. Đối với cán bộ, công chức nhà nước thì mức tích luỹđể giành cho việc mua nhà hoặc cải thiện chỗở tối đa là 11%. Trong khi đó đối tượng công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hàng tháng phải chi trả từ 11-12% trong tổng số thu nhập ít ỏi cho việc thuê nhà thì khả năng tích luỹđể mua nhà là hầu như không có. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì hầu như các đối tượng này sẽ không thể mua được nhà. Hiện nay, có khoảng 865.000 công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ có 20% trong số đó là có chỗ ở ổn

định, còn lại phải đi thuê nhà, với diện tích bình quân 2-3m2/người. Chỉ có 2% số lao động được ở trong những khu nhà do chủ doanh nghiệp xây dựng nên. Một bộ phận cán bộ công nhân viên chức hoặc sỹ quan Nhà nước chưa có điều kiện mua nhà phải đi thuê nhà với giá cao so với đồng lương hàng tháng hoặc thuê nhà với giá rẻ hơn thì lại thiếu thốn về nhiều thứ không đảm bảo sức khoẻđể làm việc.

Thực tế, đủ nguồn lực để mua nhà hay không liên quan trực tiếp đến giá cả nhà ở. Trong khi đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có giá nhà cao nhất thế giới. Điều này vô hình chung tạo ra gánh nặng cho những người thu nhập thấp trong việc tiếp cận nhà ở với mục đích để sinh sống. Về giá nhà ở, vào thời điểm năm 2012, giá 14 triệu đồng/m2 cho nhà ở phân khúc trung bình đã được gọi là thấp. Tuy nhiên, đối với một số nhà đầu tư thì 10 triệu đồng/m2 cũng được xem là mức giá hợp lý, và có thể mang lại tính khả thi cho các chủđầu tư. Với hàng loạt sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở thương mại đang giảm giá xuống mức tối thiểu 9-10 triệu đồng/m2, giá nhà ở đã về đáy và có thể nói là không giảm thêm được nữa. Thế nhưng, dự đoán về khả năng giá nhà vẫn tiếp tục giảm trong vài năm tới. Bởi theo nguyên tắc của thị trường, một khi cung vẫn chưa gặp cầu thì để muốn gặp cầu, cung ắt còn phải điều chỉnh. Cầu ở đây không chỉ là nhu cầu mà là giá nhà đất tối thiểu như đã nêu, nếu so với túi tiền của người thu nhập thấp hiện tại vẫn còn cao. Một gia đình có hai người cộng lại đạt mức thu nhập khoảng 8,5 triệu đồng/tháng thì rất khó trong một thời gian vài năm để tích lũy được 200 triệu đồng, tương ứng khoảng 1/3 giá trị một căn nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp, có diện tích khoảng 50 m2. Ngoài ra, những điều kiện đi kèm quá cao cũng khiến người có nguyện vọng mua nhà thu nhấp thấp chỉ nên thuê nhà. Ví dụ, một số dự án trước đây là dự án cao cấp, nay được chuyển đổi sang nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, do có vị trí đẹp và gần như giữ nguyên khung xây dựng, thiết kế theo quy hoạch cũ (trừ diện tích sản phẩm), nên được rất nhiều người thu nhập thấp nộp hồ sơ đăng ký mua, thì điều kiện không chỉ là người mua phải có tối thiểu 20% giá trị vốn ban đầu, mà còn có rất nhiều điều kiện khác đi kèm.

Và để giảm giá nhà ở xuống, giải pháp hiện nay được áp dụng là giảm diện tích căn hộ. Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đã có công văn đến các cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét giải quyết cho phép cơ cấu lại diện tích căn hộ của dự án chuyển mục đích dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-BXD “hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ” chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2014. Thực tế, việc trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết chuyển đổi công năng dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, công trình dịch vụ mất rất nhiều thời gian, các doanh nghiệp đầu tư sẽ phải tiếp tục đợi. Người thu nhập thấp biết đợi đến bao giờ khi chỉ còn một năm nữa là Thông tư 02/2013/TT-BXD hết hiệu lực.

1.3. Thực trạng vay mua nhà ở của đối tượng có thu nhập thấp trên địa bàn Tp.HCM

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG VAY MUA NHÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)