Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kiến trúc Bộ Xây Dựng (2010) về “Các

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG VAY MUA NHÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM.PDF (Trang 38)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên lý thuyết, khoảng 20% quỹ nhà do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư xây dựng sẽ được bán với mức giá ưu tiên cho những người tái định cư hoặc người có thu nhập thấp, nhưng thực tế Nhà nước cũng chưa tính đến khả năng tài chính của những đối tượng thu nhập thấp, nên không biết họ có điều kiện để mua được nhà hay không. Và việc xác định chính xác thu nhập của

từng người là vấn đề khó khăn bởi ở Việt Nam, nhiều người có thể làm thêm 2-3 công việc để kiếm thêm thu nhập. Vốn xây dựng nhà ở của đối tượng thu nhập thấp trên thị trường Việt Nam gồm 3 nhóm: Chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Nguồn vốn không chính thức chiếm khoảng 75 - 80% số tiền đầu tư nhà ở (vay mượn từ bạn bè, người thân,…). Nguồn vốn chính thức thông qua các ngân hàng thương mại chuyên cho vay mua nhà ở, chiếm khoảng 10% thị trường tài trợ nhà ở và con số này đang gia tăng. Các nguồn vốn khác có thể coi là nguồn vốn bán chính thức.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để giải quyết nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp bao gồm: Giải pháp về quy hoạch; Giải pháp về công trình; Các giải pháp chính sách về nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp đô thị. Bài nghiên cứu cũng nêu kinh nghiệm giải quyết nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp của các quốc gia, cụ thể:

- Tại Inonesia, nâng cấp đô thị là phương pháp thích hợp và có khả năng tái tạo đối với việc nâng cấp những khu dân cư nghèo thiếu cơ sở hạ tầng nhưng tránh tình trạng tổ chức các khu ở biệt lập cho người nghèo.

- Tại Trung Quốc: bắt buộc các khoản tiết kiệm từ nguồn thu nhập của mọi người dành cho nhà ở, quy định quản lý nhà cho thuê với giá thấp vào năm 2001 và chính thức áp dụng từ năm 2004, thực hiện chiến lược bao cấp tiền thuê nhà và mô hình hợp tác với các công ty nhà đất theo hướng hợp tác nhà nước – tư nhân.

- Tại Philippines: Nhà nước tham gia vào các chương trình phát triển nhà ở bằng cách bỏ vốn cho các cơ quan Chính phủ vay với lãi suất thích hợp, luật pháp quy định tất cả các tổ chức tư nhân phải đóng góp vào quỹ phát triển nhà ở cho người nghèo bằng khoản trích ra từ lợi nhuận.

- Tại Thái Lan: Ngân hàng nhà ở của chính phủ Thái Lan (GHB) được thành lập theo đạo luật của Ngân hàng Chính phủ vào năm 1953, nhằm cung cấp các khoản vốn vay nhà ở với lãi suất thấp nhất trên thị trường, đặc biệt là các khoản vốn vay cho đối tượng thu nhập thấp có thể mua được nhà ở.

- Tại Singapore: Xây dựng chương trình Nhà ở quốc gia dưới sự điều hành của cơ quan nhà ở Quốc gia (HDB) với nguồn vốn từ ngân sách quốc gia và từ Quỹ dự phòng trung ương (CPF). Người gửi tiền vào CPF được quyền mua nhà của HDB với giá thấp hơn giá thị trường. Chính phủ cho người có nhu cầu mua nhà được vay vốn với lãi suất thấp.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG VAY MUA NHÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)