KINH NGHIỆM XÁC LẬP CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 36)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.4KINH NGHIỆM XÁC LẬP CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CỦA CÁC

TY SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP LỚN Ở MỸ

Việc tìm ra một nguyên tắc chung cho việc xây dựng CTTC là hết sức khó khăn, hầu như không có một khuôn mẫu chung nào cho các công ty của các nước. Qua nghiên cứu CTTC của một số công ty sản xuất công nghiệp lớn tại Mỹ cho thấty các công ty rất chú trọng đến việc sử dụng nợ và tỷ suất nợ cũng như tỷ suất nợ dài hạn là cao. Nguyên nhân đưa đến việc sử dụng nợ nhiều là do nền kinh tế phát triển, chi phí giao dịch thấp, thông tin trên thị trường có độ minh bạch và tin cậy đồng thời các ngân hàng thương mại luôn sẳn sàng nguồn tiền để tài trợ cho các công ty.

Mặc dù năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề tại Mỹ nhưng các công ty này vẫn duy trì được tỷ lệ nợ mục tiêu cao là do đặc thù ngành nghề là sản xuất công nghiệp, độ co giãn cầu về sản phẩm thấp, doanh số biến động thấp hơn biến động thu nhập quốc gia…nên sự trì trệ của nền kinh tế không ảnh

Đáy Ngành hàng tiêu dùng lâu bền Thiết bị sản xuất Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu

hưởng nhiều đến các công ty này như các công ty ở ngành khác như ngành sản xuất ôtô, ngành sản xuất hàng xa xỉ phẩm, ngành du lịch dịch vụ…

Việc nghiên cứu CTTC của một số công ty SXCN lớn tại Mỹ, một nước có nền kinh tế phát triển và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ là bài học có ích cho các CTNY ngành SXCN của Việt Nam

1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính của các công ty sản xuất công nghiệp lớn của Mỹ trong giai đoạn 2005-2008

Bảng 1.1: Cấu trúc tài chính của Coca-cola Corporation, nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về lĩnh vựïc nước giải khát

ĐVT : Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 29.427 29.963 43.269 40.519 Nợ dài hạn 1.154 1.314 3.277 2.789 Nợ khác 11.918 11.729 18.248 16.868 Tổng nợ 13.072 13.043 21.525 19.657 Vốn cổ phần 16.355 16.920 21.744 20.862 Tỷ suất nợ 44,42% 43,53% 49,75% 48,51% Tỷ suất nợ dài hạn 3,92% 4,39% 7,57% 6,88% Tỷ suất VCP 55,58% 56,47% 50,25% 51,49% (Nguồn:www.coca-cola.com)

Nhận xét: công ty Coca-cola đã duy trì một CTTC sử dụng khá cân bằng

giữa nợ và VCP, chứ không thiên về VCP. Thật vậy, công ty đã chú trọng sử dụng nợ thể hiện qua việc công ty sử dụng nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng dần qua các năm. Riêng năm 2008 có giảm đi chút ít so với năm 2007 là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung là công ty duy trì một cấu trúc tài chính rất ổn định mặc dù có sự biến động của nền kinh tế.

Bảng 1.2: Cấu trúc tài chính của Abbot Corporation, nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực thực phẩm trẻ em

32 ĐVT : Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 34.521 36.178 39.714 42.419 Nợ dài hạn 5.241 7.010 9.488 8.713 Nợ khác 18.265 15.114 12.447 16.226 Tổng nợ 23.506 22.124 21.935 24.939 Vốn cổ phần 11.015 14.054 17.779 17.480 Tỷ suất nợ 68,09% 61,15% 55,23% 58,79% Tỷ suất nợ dài hạn 15,18% 19,38% 23,89% 20,54% Tỷ suất VCP 31,91% 38,85% 44,77% 41,21% (Nguồn:www.abbot.com)

Nhận xét: công ty Abbot rất chú trọng đến việc sử dụng nợ, thể hiện qua

việc công ty luôn duy trì một CTTC thiên về nợ (bình quân sấp sỉ 60%). Ngay cả trong năm khủng hoảng kinh tế 2008 công ty cũng có tỷ lệ nợ khá cao.

Bảng 1.3 : Cấu trúc tài chính của Exxonmobil Corporation, nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực chất phụ gia cho xe cơ giới

ĐVT : Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 208.335 219.015 242.082 228.052 Nợ dài hạn 6.220 6.645 7.183 7.025 Nợ khác 90.929 98.526 113.137 108.062 Tổng nợ 97.149 105.171 120.320 115.087 Vốn cổ phần 111.186 113.844 121.762 112.965 Tỷ suất nợ 46,63% 48,02% 49,70% 50,47% Tỷ suất nợ dài hạn 2,99% 3,03% 2,97% 3,08% Tỷ suất VCP 53,37% 51,98% 50,30% 49,53% (Nguồn:www.exxonmobil.com)

Nhận xét: cũng giống như công ty Coca-cola, công ty Exxonmobil đã sử

rất chú trọng đến việc sử dụng nợ để khai thác lợi ích của nợ (tấm chắn thuế). Công ty đã duy trì tỷ lệ nợ tăng dần qua các năm, thậm chí cả trong năm 2008.

Bảng 1.4 : Lợi ích từ việc sử dụng nợ (tấm chắn thuế) của các công ty sản xuất công nghiệp lớn tại Mỹ

ĐVT : Triệu USD

Hiện giá tấm chắn thuế (T x D) Công ty

2005 2006 2007 2008

Coca-cola Corporation 404 460 1147 976

Abbot Corporation 1,834 2,454 3,321 3,050

Exxonmobil Corporation 2,177 2,326 2,514 2,459

Trên đây là 3 công ty điển hình lớn trong ngành SXCN của Mỹ. Các sản phẩm của các công ty này có độ co giãn theo thu nhập thấp, do đó doanh số biến động thấp hơn biến động của thu nhập quốc gia, tài sản của công ty chủ yếu là tài sản hữu hình có giá trị lớn. Do vậy, các công ty đã duy trì một CTTC với tỷ lệ nợ mục tiêu tương đối ổn định và cao, thậm chí cả trong năm khủng hoảng kinh tế 2008 để khai thác triệt để lợi ích của việc sử dụng nợ là chi phí sử dụng thấp và lợi ích tấm chắn thuế.

Ngoài ra, việc duy trì tỷ lệ nợ cao của các công ty SXCN Mỹ còn do đặc điểm nền kinh tế Mỹ phát triển, giai đoạn 2005-2007 đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, việc tính toán tỷ suất sinh lợi, khả năng trả lãi vay từ kết quả hoạt động kinh doanh là động cơ kích thích các nhà quản trị công ty gia tăng tỷ lệ nợ mục tiêu để gia tăng lợi ích của nợ góp phần gia tăng giá trị công ty

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam

- Một hỗn hợp nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần trong một CTTC là một kết hợp giữa việc công ty muốn sử dụng với khả năng thích ứng của công ty và sự sẳn lòng của thị trường cung cấp nguồn vốn đó

34

- Việc xác định một CTTC tối ưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này cũng khác nhau đối với các công ty cùng ngành. Ngoài ra xác định một CTTC tối ưu còn phụ thuộc vào nền kinh tế, đặc tính của sản phẩm và đặc thù của mỗi công ty.

- Các công ty SXCN lớn của Mỹ đã vận dụng lý thuyết tài chính công ty hiện đại để tối đa hóa giá trị công ty. Sự lựa chọn tỷ lệ nợ cao trong việc tính toán sự đánh đổi giữa tấm chắn thuế và chi phí trung gian, chi phí khánh tận tài chính đã được các công ty xem xét kỹ. Vì hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tài sản hữu hình an toàn và thu nhập chịu thuế cao đã khiến các công ty áp dụng tỷ lệ nợ cao và tăng dần

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 ít nhiều cũng làm các công ty này bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do đặc điểm ngành là sản phẩm có độ co giãn theo thu nhập thấp và đặc điểm nền kinh tế Mỹ là phát triển nên các công ty không bị ảnh hưởng mạnh. Tận dụng được điều đó nên trong suốt giai đoạn 2005-2008 các công ty luôn duy trì tỷ lệ nợ cao và tăng dần.

*TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến CTTC và tái CTTC, làm rõ vai trò của CTTC và tái CTTC. Phần quan trọng của chương 1 đã nêu tổng quan các lý thuyết của Franco Modigliani và Merton Miller (MM), lý thuyết CTTC tối ưu (Static Trade – Off Theory). Từ tổng quan lý thuyết, các mô hình nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã xây dựng mô hình tái CTTC cho các CTNY ngành SXCN . Mô hình lý thuyết này sẽ được vận dụng trong chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2 :

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

GIAI ĐOẠN 2005-2008

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Ngành cơng nghi p giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:

Ngành SXCN là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất nước. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành nghề, giá trị sản suất của ngành công nghiệp luôn dẫn đầu trong các năm được thể hiện qua hình 2.1 (ĐVT: nghìn tỷ đồng). Trong năm 2007, giá rtị sản xuất của ngành đạt 1.469,2 tỷ đồng cao gần gấp đôi giá trị của ngành thương mại dịch vụ và gấp nhiều lần ngành nông-lâm-thủy sản

809 392,6 172,5 991,3 480,3 183,3 1203,7 596,2 197,9 1469,2 745,7 236,9 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Cơng nghi羽p 809 991,3 1203,7 1469,2 Th逢挨ng m衣i-D鵜ch v映 392,6 480,3 596,2 745,7 Nơng-Lâm-Th栄y s違n 172,5 183,3 197,9 236,9 2004 2005 2006 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

36

Ngành SXCN là ngành có kim ngạch xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam

Sản xuất công nghiệp là ngành giữ vai trò quan trọng mang tính chiến lược cho việc cung cấp hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đó là đòn bẩy, là động lực để phát triển kinh tế. Trong cơ cấu xuất khẩu của cả nước, ngành SXCN luôn chiếm tỷ trọng lớn và bình quân trên 70% giá trị xuất khẩu. Điều này được thể hiện qua hình 2.2 như sau : 75,80% 76,50% 77,40% 74,30% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 2006 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 2.2 : Tỷ trọng xuất khẩu của ngành SXCN so với cả nước

Ngành SXCN là ngành có giá trị GDP chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước

Tổng giá trị sản phẩm năm 2007 theo giá thực tế của ngành SXCN chiếm trong tổng GDP cả nước là 38,9%. Đây là ngành có xu hướng chiếm tỷ trọng trong GDP tăng dần. Điều này được thể hiện qua hình 2.3 như sau

36,20% 37,80% 38,90% 35,60% -10% 10% 30% 50% 2004 2005 2006 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hình 2.3 :Tỷ trọng GDP ngành SXCN so với GDP cả nước

Ngành SXCN còn là ngành có ý nghĩa trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, số lượng lao động làm việc trong ngành SXCN luôn có xu hướng tăng. Cụ thể tỷ trọng lao động của ngành so với lao động cả nước được thể hiện qua hình 2.4 sau:

13,41% 13,90% 14,40% 12,40% 0% 10% 20% 30% 2004 2005 2006 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

38

2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TAØI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2005-2008

Có 27 công ty được lựa chọn đại điện cho 43 CTNY ngành SXCN. Tình hình tài chính của các CTNY ngành SXCN được nghiên cứu trong luận văn này được thể hiện qua các chỉ tiêu sau : khả năng thanh toán, quy mô vốn, khả năng sinh lời và khả năng hoạt động. Các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể ở các mục sau đây.

2.2.1 Khả năng thanh toán của các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp

Để khái quát về khả năng thanh toán của các công ty , luận văn sử dụng hai chỉ tiêu : khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Xu hướng khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua hình sau đây :

2,25 2,55 3,83 4,35 3,01 2,73 1,79 1,55 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 Kh違 n<ng thanh tốn hi羽n hành 2,25 2,55 3,83 4,35 Kh違 n<ng thanh tốn ng逸n h衣n 1,55 1,79 2,73 3,01 2005 2006 2007 2008

(Nguồn : xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN )

Hình 2.5 : Tỷ suất khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008

Qua hình cho thấy : nếu xét về bình quân ngành từng năm thì các CTNY ngành SXCN có tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 2,0 ; tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1,0 và xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ các CTNY ngành SXCN có khả năng thanh toán các khoản nợ và khả năng

này khá cao. Điều này có thể lý giải là do các công ty có tăng quy mô vốn nhưng không tăng nợ thậm chí một số công ty còn giảm nợ nên khả năng thanh toán được nâng lên

Trong giai đoạn 2005-2008, khả năng thanh toán hiện hành trung bình là 3,25 lần và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 2,27 lần. Nếu so sánh tỷ suất khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN với mức trung bình ngành này, ta có bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.1 : So sánh tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành các CTNY ngành SXCN so với trung bình ngành giai đoạn 2005 – 2008

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành Số công ty Tỷ trọng (%)

Lớn hơn trung bình ngành 11 40,74%

Nhỏ hơn trung bình ngành 16 59,26%

Tổng số 27 100%

(Nguồn: xử lý bằng EXCEL số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Bảng 2.2 : So sánh tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn các CTNY ngành SXCN so với trung bình ngành giai đoạn 2005 – 2008

(Nguồn: xử lý bằng EXCEL số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng cho thấy: về khả năng thanh toán hiện hành có 11 công ty, chiếm 40,74% trong tổng số 27 công ty có tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn trung bình ngành và 16 công ty chiếm 59,26% có tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn trung bình ngành.

Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Số công ty Tỷ trọng (%)

Lớn hơn trung bình ngành 10 37,04%

Nhỏ hơn trung bình ngành 17 62,96%

40

Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có 10 công ty, chiếm 37,04% trong tổng số 27 công ty có tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn trung bình ngành và 17 công ty chiếm 62,96% có tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn trung bình ngành.

2.2.2 Quy mô của các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp

Để khái quát quy mô của các công ty, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: tổng tài sản bình quân (triệu đồng) và VCP bình quân (triệu đồng). Quy mô vốn của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua hình sau đây:

476.238 217.259 565.864 285.353 856.700 511.077 1.177.291 703.251 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 T鰻ng tài s違n bình quân 476.238 565.864 856.700 1.177.291 VCSH bình quân 217.259 285.353 511.077 703.251 2005 2006 2007 2008

(Nguồn : xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN )

Hình 2.6 : Quy mô của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008

Qua hình ta thấy: xét theo mức trung bình hàng năm thì tổng tài sản bình quân của các CTNY ngành SXCN trên 450 tỷ và tăng dần qua các năm. VCP bình quân cũng trên 200 tỷ và tăng dần đều. Điều này có thể lý giải là do nhu cầu mở rộng hoạt độâng kinh doanh cũng như việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tăng nguồn vốn.

Trong giai đoạn 2005-2008, tổng tài sản bình quân trung bình là 769.023 triệu và VCP bình quân trung bình là 429.235 triệu. Nếu so sánh quy mô vốn của các CTNY ngành SXCN với mức trung bình ngành này, ta có bảng thống kê sau

Bảng 2.3 : So sánh tổng tài sản bình quân các CTNY ngành SXCN so với trung bình ngành giai đoạn 2005 – 2008

(Nguồn: xử lý bằng EXCEL số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Bảng 2.4 : So sánh VCP bình quân các CTNY ngành SXCN so với trung bình ngành giai đoạn 2005 – 2008

(Nguồn: xử lý bằng EXCEL số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng cho thấy: về tổng tài sản bình quân có 7 công ty, chiếm 25,93% trong tổng số 27 công ty có tổng tài sản bình quân lớn hơn trung bình ngành và 20 công ty chiếm 74,07% có tổng tài sản bình quân nhỏ hơn trung bình ngành. Về VCP bình quân có 5 công ty, chiếm 18,52%trong tổng số 27 công ty có VCP bình quân lớn hơn trung bình ngành và 22 công ty chiếm 81,48%có VCP bình quân nhỏ hơn trung bình ngành.

2.2.3 Khả năng sinh lời của các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp

Tổng tài sản bình quân Số công ty Tỷ trọng (%)

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 36)