Kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 78)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.4.2.6Kết quả phân tích

các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của CTNY ngành SXCN được thể hiện qua kết quả kiểm định mô hình tỷ suất nợ như bảng sau:

Y = 0,473 - 0,038X11 - 0,224 X31 + 0,015 X6 + 0,089 X7

SE ,021 ,003 ,069 ,007 ,006

t-stats 21,079 -13,169 -3,174 2,564 15,822

Sig. ,000 ,000 ,002 ,012 ,000

Bảng 2.36 : So sánh kết quả kiểm định với giả thiết đưa ra bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội

NHÂN TỐ GIẢ THIẾT KẾT QUẢ

Khả năng thanh toán + -

Quy mô của công ty + K

Khả năng sinh lời + -

Cơ hội tăng trưởng + K

Rủi ro tài chính - K

Khả năng hoạt động + +

Tỷ suất nợ trên VCP + +

Lãi suất vay bình quân - K

Thuế TNDN - K

Ghi chú : (+) quan hệ thuận chiều, (-) quan hệ nghịch chiều, (K) Không ảnh hưởng

Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội xác định sự ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố đến CTTC của CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 cho thấy: các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến tỷ suất nợ bao gồm: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng hoạt động và tỷ suất nợ trên VCP. Tác động của từng nhân tố cụ thể đến CTTC của các CTNY ngành SXCN như sau:

• Nhân tố thứ nhất thực sự tác động đến tỷ suất nợ là khả năng thanh toán.

Theo kết quả hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân tố khả năng thanh toán là tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành. Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vay nợ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản. Theo đó tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ. Điều này cho thấy, các công ty có khả năng thanh toán rất tốt nhưng vẫn không thể duy trì tỷ lệ nợ cao. Có thể do chi phí vay nợ còn cao, việc tiếp cận nguồn vốn vay hay sự sẳn lòng của thị trường khó khăn khiến các công ty khó lòng duy trì tỷ lệ nợ cao

74

Tóm lại, kết luận cuối cùng là khả năng thanh toán có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ

• Nhân tố thứ hai có tác động mạnh nhất đến tỷ suất nợ là khả năng sinh

lời. Theo kết quả phân tích hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân tố này là tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA). Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng tài sản bỏ ra đem về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo đó, chỉ tiêu này có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ rằng các công ty có tỷ suất sinh lời tài sản lớn nhưng lại duy trì một tỷ suất nợ thấp.

Có thể do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính làm doanh số giảm, từ việc thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, từ việc hạn chế cho vay của ngân hàng,

từ yếu tố ngại rủi ro…nên các ty đã không thể duy trì tỷ lệ nợ tăng cao. Do đó,

kết luận cuối cùng là khả năng sinh lời có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nơï

• Nhân tố thứ ba thực sự ảnh hưởng đến tỷ suất nợ là khả năng hoạt động.

Theo kết quả phân tích hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân tố này là vòng quay tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu cho biết trong năm công ty xoay vòng được bao nhiêu lần đồng tài sản. Theo đó, vòng quay tổng tài sản có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ rằng các công ty có vòng quay tổng tài sản lớn thì có xu hướng duy trì tỷ suất nợ lên cao nhưng với tỷ lệ lại khá nhỏ. Việc xoay đồng vốn tốt là một trong những điều kiện thuận lợi để các công ty tăng tỷ suất nợ. Vậy kết luận cuối cùng là khả năng hoạt động có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nơï

• Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến tỷ suất nợ là tỷ suất nợ trên VCP . Đây

là chỉ tiêu cho biết tỷ lệ giữa nợ vay và vốn sở hữu của công ty. Theo kết quả phân tích hồi quy, chỉ tiêu này có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ. Điều này

có nghĩa là các công ty có tỷ suất nợ trên VCP cao thì tỷ suất nợ cũng cao. Vậy

kết luận cuối cùng là tỷ suất nợ trên VCP có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ Nhận xét: từ bài học kinh nghiệm rút ra ở các công ty sản xuất công nghiệp lớn của Mỹ và việc phân tích thực trạng CTTC cho thấy các CTNY ngành SXCN cần phải tái CTTC để gia tăng tối đa giá trị công ty. Bởi vì, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, cùng ngành nghề hoạt động là sản xuất

công nghiệp ít chịu biến động của thu nhập quốc gia trong khi các công ty Mỹ luôn duy trì tỷ lệ nợ cao và tăng dần kể cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn thì các công ty CTNY ngành SXCN Việt Nam vớiù thêm ưu điểm tỷ lệ thanh toán tốt, hoạt động hiệu quả cao lại duy trì tỷ lệ nợ thấp và giảm dần. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến giá trị công ty. Do đó, để gia tăng giá trị cho công ty các CTNY ngành SXCN cần tái CTTC và cần dựa vào các nhân tố tác động đến CTTC để đưa ra chính sách phù hợp cho công ty mình hoặc gia tăng hoặc giảm tỷ suất nợ để gia tăng giá trị công ty

*TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Chương 2 áp dụng các chỉ tiêu phản ánh CTTC và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC, mô hình quan hệ giữa CTTC với giá trị công ty đã được trình bày trong chương 1, đã nghiên cứu và tìm ra được:

Đặc điểm CTTC của các CTNY ngành SXCN : tỷ suất nợ trung bình 37% và phần lớn sử dụng nợ vay ngắn hạn. Mô hình quan hệ giữa CTTC với giá trị công ty : giữa CTTC và giá trị công ty có quan hệ chưa tốt. Kết quả này cho thấy các công ty cần tiến hành tái cấu trúc cho phù hợp hơn.

Xác định được mô hình hồi quy tuyến tính bội về tỷ suất nợ, qua mô hình cho biết: các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến tỷ suất nợ của các CTNY ngành SXCN bao gồm: khả năng thanh toán (-), khả năng sinh lời (-), khả năng hoạt động (+) và tỷ suất nợ trên VCP (+). Từ bài học kinh nghiệm của các công ty SXCN lớn của Mỹ và kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề đặt ra cần tái CTTC cho công ty theo hướng phù hợp hơn để góp phần làm gia tăng giá trị cho công ty. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong chương 3

76

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VAØ GIẢI PHÁP HOÃ TRỢ

TÁI CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

3.1 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TÁI CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 78)