Phân tích tỷ suất nợ trên vốn cổ phần của các công ty

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 54)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.2Phân tích tỷ suất nợ trên vốn cổ phần của các công ty

Tỷ suất nợ trên vốn cổ phần (D/E) phản ánh mức độ tự chủ cũng như mức độ rủi ro của công ty về mặt tài chính. Tỷ suất này của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua hình sau đây:

1,49 1,06 0,95 1,76 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 T益 s u医t n嬰 trên VCSH (D/E) 1,76 1,49 1,06 0,95 2005 2006 2007 2009

(Nguồn: xử lý bằng EXCEL số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Hình 2.10 : Tỷ suất nợ trên VCP (D/E) của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008

Qua hình cho thấy: nếu xét trung bình ngành hàng năm thì tỷø suất nợ trên VCP giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn 2005-2008, tỷø suất nợ trên VCP trung bình là 1,31. Nghĩa là 1,31 đồng vốn vay nợ được đảm bảo bởi 1 đồng VCP. Nếu so sánh tỷø suất nợ các CTNY ngành SXCN với mức trung bình ngành này, ta có bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.9 : So sánh tỷ suất nợ trên VCP (D/E) các CTNY ngành SXCN so với trung bình ngành giai đoạn 2005 – 2008

(Nguồn: xử lý bằng EXCEL số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng và phụ lục cho thấy: có 10 công ty, chiếm 37,04% trong tổng số 27 công ty có tỷ suất nợ trên VCP lớn hơn trung bình ngành và 17 công ty chiếm 62,96% có tỷ suất nợ trên VCP nhỏ hơn trung bình ngành

2.4 XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Như đã trình bày ở phần mở đầu, số lượng công ty được lựa chọn nghiên cứu là 27 công ty trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2008. Thời kỳ đơn vị để xác định các biến là năm. Do đó số lượng mẫu thu thập được sử dụng trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội với tỷ suất nợ (D/A) là108 mẫu

Từ những cơ sở lý luận các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC được trình bày trong chương 1, luận văn tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội với tỷ suất nợ. Các nội dung này sẽ được trình bày lần lượt ở các mục dưới đây.

2.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến của các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005-2008

CTTC của CTNY ngành SXCN chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố trong luận văn nghiên cứu bao gồm: khả năng thanh toán, quy mô công ty, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, rủi ro tài chính, vòng quay

Tỷ suất nợ trên VCP Số công ty Tỷ trọng (%)

Lớn hơn trung bình ngành 10 37,04%

Nhỏ hơn trung bình ngành 17 62,96%

50

tổng tài sản, tỷ suất nợ trên VCP , lãi suất vay bình quân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các nhân tố này sẽ được phân tích lần lượt ở các mục dưới đây

2.4.1.1 Khả năng thanh toán của công ty

Khả năng thanh toán được xem là tiêu chí hàng đầu cho các nhà cho vay xem xét tài trợ cho công ty. Để phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN , luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.10 : Khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu Số Công ty Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Tỷ suất khả năng

thanh toán hiện tại 27 3,2466 1,1369 18,4482 26,06%

Tỷ suất khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn 27 2,2719 0,6023 13,3119 18,06%

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.10 cho thấy tỷ suất khả năng thanh toán hiện tại của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 có giá trị trung bình là 3,2466 lần, giá trị nhỏ nhất là 1,1369 lần và giá trị lớn nhất là 18,4482 lần. Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có giá trị trung bình là 2,2719, giá trị nhỏ nhất là 0,6023 lần và giá trị lớn nhất là 13,3119 lần. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tỷ suất nợ được thể hiện qua phụ lục 4.2

Bảng 2.11: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X11

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .602 160.253 1 106 .000 .648 -.062

The independent variable is X11-Ty suat thanh toan hien hanh.

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Bảng 2.12: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X12

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .499 105.432 1 106 .000 .632 -.081 The independent variable is X12-Tysuatthanhtoannhanh.

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.11 và bảng 2.12 cho thấy, giữa tỷ suất nợ và khả năng thanh toán của công ty có mối quan hệ tuyến tính nhất định. Cụ thể:

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là khả năng thanh toán hiện tại có hệ số xác định R2 = 60,2%. Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 60,2% sự thay đổi của tỷ suất nợ

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có hệ số xác định R2 = 49,9% . Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 49,9% sự thay đổi của tỷ suất nợ

Mặc khác, qua phụ lục 1 và 2 cho thấy, các CTNY ngành SXCN có tỷ suất nợ bình quân giảm dần qua các năm và tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành bình quân, tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân lại tăng dần qua các năm. Cụ thể tỷ lệ nợ của 2005 là 53,27%, 2006 là 48,96%, 2007 là 39,55% và 2008 là 36,94%. Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành của 2005 là 2,2494; 2006 là 2,5548; 2007 là 3,8323 và 2008 là 4,3497. Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của 2005 là 1,5511; 2006 là 1,7899; 2007 là 2,7335 và 2008 là 3,0133. Nhìn chung, các công ty có xu hướng giảm nợ và điều này đã nâng cao khả năng thanh toán cho công ty

Như vậy, với sự phân tích và kết quả kiểm định cho thấy : khả năng thanh toán có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ (D/A)

52

Quy mô được xem là dấu hiện cho các nhà đầu tư bên ngoài công ty. Để phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố quy mô công ty đến CTTC của các CTNY ngành SXCN, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu : vốn cổ phần bình quân và tổng tài sản bình quân. Quy mô của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13 : Quy mô vốn của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công tySố trung bình Giá trị nhỏ nhấtGiá trị Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn

VCP bình quân 27 429.235 14.525 4.445.015 69.865

Tổng tài sản bình quân 27 769.023 19.227 6.481.389 107.732

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.13 cho thấy VCP bình quân của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 có giá trị trung bình la ø429.235 trđ, giá trị nhỏ nhất là 14.525 trđ và giá trị lớn nhất là 4.445.015 trđ. Tổng tài sản bình quân có giá trị trung bình là 769.023 trđ, giá trị nhỏ nhất là 19.227 trđ và giá trị lớn nhất luận văn là 6.481.389 trđ. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quy mô công ty và tỷ suất nợ được thể hiện qua phụ lục 4.2

Bảng 2.14: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X21

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates

Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1

Linear .082 9.410 1 106 .003 .483 .000

The independent variable is X21-VCSH binh quan.

Bảng 2.15: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X22

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates

Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1

Linear .014 1.550 1 106 .216 .465 .000

The independent variable is X22Tongtaisanbinhquan.

Qua bảng 2.14 và bảng 2.15 cho thấy, giữa tỷ suất nợ và quy mô công ty của công ty có mối quan hệ tuyến tính nhất định. Cụ thể:

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là VCP bình quân có hệ số xác định R2 = 8,2% Nghĩa là mô hình hồi quy này có

thể giải thích được 8,2% sự thay đổi của tỷ suất nợ

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là tổng tài sản bình quân có hệ số xác định R2 =1,4 % .Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 1,4 % sự thay đổi của tỷ suất nợ

Mặc khác qua phụ lục 1 và 2 .cho thấy, các CTNY ngành SXCN có tỷ suất nợ bình quân giảm dần, còn VCP bình quân và tổng tài sản bình quân lại tăng dần qua các năm. Cụ thể VCP bình quân của 2005 là 217.259; 2006 là 285.353; 2007 là 511.077 và 2008 là 703.251. Tổng tài sản bình quân của 2005 là 476.238; 2006 là 565.864; 2007 là 856.700 và 2008 là 1.177.291

Như vậy, với sự phân tích và kết quả kiểm định cho thấy : quy mô công ty có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ (D/A)

2.4.1.3 Khả năng sinh lời của công ty

Khả năng sinh lời của công ty phản ánh hiệu quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà cụ thể hơn là hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để phân tích sự ảnh hưởng của khả năng sinh lời đến CTTC của các CTNY ngành SXCN, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu : tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCP (ROE). Khả năng sinh lời của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.16 : Khả năng sinh lời của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu Số Công ty Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn ROA 27 0,1332 -0,1044 0,6585 0,98%

54

ROE 27 0,1947 -0,4389 0,7625 1,50%

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.16 cho thấy ROA của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 có giá trị trung bình là 0,1332, giá trị nhỏ nhất là -0,1044 và giá trị lớn nhất là 0,6585. ROE có giá trị trung bình là 0,1947, giá trị nhỏ nhất là - 0,4389 và giá trị lớn nhất là 0,7625. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và tỷ suất nợ được thể hiện qua phụ lục 4.2

Bảng 2.17: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X31

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .129 15.747 1 106 .000 .548 -.761 The independent variable is X31-ROA.

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Bảng 2.18: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X32

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .002 .182 1 106 .671 .458 -.057 The independent variable is X32ROE.

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.17 và bảng 2.18 cho thấy, giữa tỷ suất nợ và khả năng sinh lời của công ty có mối quan hệ tuyến tính nhất định. Cụ thể:

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là ROA có hệ số xác định R2 = 12,9% Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải

thích được 12,9% sự thay đổi của tỷ suất nợ

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là ROE có hệ số xác định R2 = 0,2% . Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 0,2% sự thay đổi của tỷ suất nợ

Mặt khác, qua phụ lục 1 và 2 cho thấy: các CTNY ngành SXCN có tỷ suất nợ bình quân giảm dần qua các năm còn khả năng sinh lời tăng dần đến 2006 sau đó lại giảm dần đến 2008. cụ thể ROA của 2005 là 0,1317; 2006 là 0,1523; 2007 là 0,1486 và 2008 là 0,0998. ROE của 2005 là 0,2171; 2006 là 0,2259; 2007 là 0,2017 và 2008 là 0,1334

Như vậy, với sự phân tích và kết quả kiểm định cho thấy : khả năng sinh lời có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ (D/A)

2.4.1.4 Cơ hội tăng trưởng của công ty

Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, trung bình trên 8% năm (không kể năm 2008 vì chịu xu hướng khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Mặt khác việc gia nhập AFTA, WTO là những cơ hội cho công ty tìm kiếm hướng đầu tư, mở rộng quy mô và tiệp cận công nghệ mới, đặt biệt là các công ty ngành SXCN. Cơ hội phát triển tích cực của nền kinh tế tạo ra đã kích thích các công ty tìm kiếm nguồn vay nợ bên ngoài để khai thác các cơ hội đó. Trong điều kiện như vậy hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy hiệu quả tích cực làm tăng giá trị công ty. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty nói chung và CTNY ngành SXCN nói riêng. Doanh số giảm sút, chi phí tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước… khiến các CTNY ngành SXCN phải xem xét lại việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Bởi vì trong điều kiện này giá trị công ty có thể bị giảm sút vì tác dụng tiêu cực của nó.

Như vậy, tốc độ phát triển của công ty chịu sự tác động của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và của ngành. Để phân tích sự ảnh hưởng của cơ hội tăng trưởng đến CTTC của các CTNY ngành SXCN , luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: tốc độ tăng tài sản và tốc độ tăng doanh thu. Cơ hội tăng trưởng của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.19 : Cơ hội tăng trưởng của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu Số Công ty Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn

56

Tốc độ tăng tài sản 27 0,9598 -0,0746 8,6438 15,48%

Tốc độ tăng doanh thu 27 0,7180 -0,3743 7,2498 10,25%

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.19 cho thấy tốc độ tăng tài sản của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 có giá trị trung bình là 0,9598, giá trị nhỏ nhất là -0,0746 và giá trị lớn nhất là 8,6438. Tốc độ tăng doanh thu có giá trị trung bình là 0,7180, giá trị nhỏ nhất là -0,3743 và giá trị lớn nhất là 7,2498. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ suất nợ được thể hiện qua phụ lục 4.2

Bảng 2.20: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X41

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .122 14.772 1 106 .000 .492 -.047 The independent variable is X41-Toc do tang truong tai san .

Bảng 2.21: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X42

Dependent Variable: Tysuatno

Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .010 1.041 1 106 .310 .461 -.020 The independent variable is X42-Tocdotangtruongdoanhthu.

(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)

Qua bảng 2.20 và bảng 2.21 cho thấy, giữa tỷ suất nợ và cơ hội tăng trưởng của công ty có mối quan hệ tuyến tính nhất định. Cụ thể:

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là tốc độ tăng tài sản có hệ số xác định R2 = 12,2% Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 12,2% sự thay đổi của tỷ suất nợ

• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập

là tốc độ tăng doanh thu có hệ số xác định R2 = 1% . Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được sự thay đổi 1% của tỷ suất nợ

Mặt khác, qua phụ lục 1 và 2 cho thấy: các CTNY ngành SXCN có tỷ suất

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 54)