Giá trị công ty

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 26)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.1.4.1Giá trị công ty

Xác định giá trị của công ty có nhiều quan điểm, phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Tại thời điểm hiện tại giá trị của công ty là biểu hiểu bằng tiền của toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm đó trừ đi nợ, có thể được xác định từ BCĐKT và cũng có thể xác định theo giá trị trường, được thể hiện bằng công thức:

Giá trị công ty = Tổng giá trị tài sản – Nợ

Xác định giá trị của công ty theo quan điểm vận động của đồng vốn với kỳ vọng tăng giá trị công ty, tức là gia tăng giá trị VCP thể hiện như sau: Tại thời điểm đầu tư hay bắt đầu một kỳ hoạt động của công ty, tổng giá trị tài sản của công ty (A) được hình thành từ hai nguồn vốn là vốn chủ sở hữu (E) và vốn vay nợ từ bên ngoài (D), giá trị công ty được xác định là E = A – D.

Sau một thời kỳ hoạt động, tổng giá trị tài sản của công ty là A1, nhà đầu tư với tư cách là chủ nợ đạt được giá trị kỳ vọng là D(1+r). Với rd là lãi suất vay, giá trị kỳ vọng này không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty và nhà đầu tư vơi tư cách là cổ đông kỳ vọng vào một sự gia tăng giá trị công ty là:

Giá trị công ty = A1 – D(1+rd) = E + E.re

Giá trị kỳ vọng của nhà đầu tư với tư cách là chủ nợ, sau một kỳ kinh doanh có tính cố định và khả năng đạt được cao cho công ty có trách nhiệm pháp lý phải trả cho chủ nợ ngoại trừ những rủi ro bất khả kháng hay phá sản, còn giá trị của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty đó, được thể hiện bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCP (ROE). Việc sử dụng nợ trong CTTC của công ty có thể làm tăng hoặc giảm tỷ suất sinh lợi VCP, từ đó làm tăng hoặc giảm giá trị của công ty, đây chính là hiệu ứng của đòn cân nợ

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 26)