7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3.1 Lợi ích của việc phân tích ngành
Để thấy được lợi ích đầu tiên thì câu hỏi đặt ra là trong một thời kỳ xác định, tỷ suất sinh lợi giữa các ngành có khác nhau hay không. Nếu như các ngành khác nhau mà có thành quả giống nhau trong cùng một thời kỳ cụ thể thì việc phân tích ngành không cần thiết. Ví dụ, trong suốt năm 2003, toàn thị trường cổ phiếu có ROE là 10% và ROE của tất cả các ngành nằm trong khoảng 9% đến 11% , đồng thời sự giống nhau này là bền vững trong tương lai thì không cần phân tích ngành. Tuy nhiên, một nghiên cứu cụ thể vào năm 2001 cho thấy , mặc dù toàn thị trường (S&P 500) có ROE là 11,8% nhưng ROE của các ngành thay đổi từ -71,6% (ngành gas) đến 57,12% (ngành dịch vụ tiêu dùng). Điều này có nghĩa là việc phân tích ngành là quan trọng và cần thiết để nhận diện được đặc thù có lợi và bất lợi của từng ngành.
Câu hỏi nữa đặt ra là các nghiên cứu đã tìm thấy hầu như không có mối liên hệ trong thành quả của ngành từ năm này qua năm khác. Điều này hàm ý rằng, thành quả trong quá khứ không giúp dự báo được thành quả trong tương lai. Tuy nhiên kết quả này không phủ nhận lợi ích của việc phân tích ngành. Chúng đơn giản khẳng định rằng, những biến ảnh hưởng tới thành quả một ngành thay đổi theo thời gian và cần thiết dự báo thành quả trong tương lai cho ngành dựa trên cơ sở ước lượng những biến liên quan đó.
Một số nghiên cứu được thiết kế để xác định xem thành quả của các công ty trong cùng một ngành có nhất quán với nhau không. Vì nếu tất cả các công ty trong cùng ngành có thành quả nhất quán trong một thời kỳ nào đó thì không cần phải phân tích công ty. Trong trường hợp này, phân tích ngành thôi là đủ vì một ngành có ROE tốt thì ROE của công ty trong ngành đó cũng tốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã tìm ra có một sự phân tán lớn trong thành quả giữa các công
ty ở hầu hết các ngành. Điều này có nghĩa là việc phân tích ngành bên cạnh việc phân tích công ty cụ thể là tối ưu nhất.
Nếu thành quả của các công ty trong cùng một ngành nhất quán với nhau thì quá lý tưởng vì chúng ta không cần phải phân tích công ty. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích cho rằng việc phân tích công ty xuyên suốt vẫn cần thiết. Cho dù không có ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố ngành đi chăng nữa thì việc phân tích ngành vẫn có giá trị vì lựa chọn một công ty tốt từ một ngành tốt sẽ tốt hơn nhiều so với tìm một công ty trong một ngành kém.
Mặc dù đa số các nghiên cứu đều tập trung vào tỷ suất sinh lợi nhưng cũng có một vài nghiên cứu xem xét các thước đo rủi ro của ngành. Và kết quả cho thấy rằng, mặc dù thước đo rủi ro cho các ngành khác nhau có sự phân tán đáng kể trong một thời kỳ, nhưng các thước đo rủi ro của một ngành thì ổn định theo thời gian. Điều này có nghĩa là phân tích rủi ro của ngành thì cần thiết và nó có hữu dụng đáng kể để ước lượng rủi ro trong tương lai