7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.4.1.1 Khả năng thanh toán của công ty
Khả năng thanh toán được xem là tiêu chí hàng đầu cho các nhà cho vay xem xét tài trợ cho công ty. Để phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN , luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.10 : Khả năng thanh toán của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu Số Công ty Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Tỷ suất khả năng
thanh toán hiện tại 27 3,2466 1,1369 18,4482 26,06%
Tỷ suất khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn 27 2,2719 0,6023 13,3119 18,06%
(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)
Qua bảng 2.10 cho thấy tỷ suất khả năng thanh toán hiện tại của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 có giá trị trung bình là 3,2466 lần, giá trị nhỏ nhất là 1,1369 lần và giá trị lớn nhất là 18,4482 lần. Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có giá trị trung bình là 2,2719, giá trị nhỏ nhất là 0,6023 lần và giá trị lớn nhất là 13,3119 lần. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tỷ suất nợ được thể hiện qua phụ lục 4.2
Bảng 2.11: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X11
Dependent Variable: Tysuatno
Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .602 160.253 1 106 .000 .648 -.062
The independent variable is X11-Ty suat thanh toan hien hanh.
(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)
Bảng 2.12: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X12
Dependent Variable: Tysuatno
Model Summary Parameter Estimates Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1 Linear .499 105.432 1 106 .000 .632 -.081 The independent variable is X12-Tysuatthanhtoannhanh.
(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)
Qua bảng 2.11 và bảng 2.12 cho thấy, giữa tỷ suất nợ và khả năng thanh toán của công ty có mối quan hệ tuyến tính nhất định. Cụ thể:
• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập
là khả năng thanh toán hiện tại có hệ số xác định R2 = 60,2%. Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 60,2% sự thay đổi của tỷ suất nợ
• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập
là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có hệ số xác định R2 = 49,9% . Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 49,9% sự thay đổi của tỷ suất nợ
Mặc khác, qua phụ lục 1 và 2 cho thấy, các CTNY ngành SXCN có tỷ suất nợ bình quân giảm dần qua các năm và tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành bình quân, tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân lại tăng dần qua các năm. Cụ thể tỷ lệ nợ của 2005 là 53,27%, 2006 là 48,96%, 2007 là 39,55% và 2008 là 36,94%. Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành của 2005 là 2,2494; 2006 là 2,5548; 2007 là 3,8323 và 2008 là 4,3497. Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của 2005 là 1,5511; 2006 là 1,7899; 2007 là 2,7335 và 2008 là 3,0133. Nhìn chung, các công ty có xu hướng giảm nợ và điều này đã nâng cao khả năng thanh toán cho công ty
Như vậy, với sự phân tích và kết quả kiểm định cho thấy : khả năng thanh toán có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ (D/A)
52
Quy mô được xem là dấu hiện cho các nhà đầu tư bên ngoài công ty. Để phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố quy mô công ty đến CTTC của các CTNY ngành SXCN, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu : vốn cổ phần bình quân và tổng tài sản bình quân. Quy mô của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.13 : Quy mô vốn của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công tySố trung bình Giá trị nhỏ nhấtGiá trị Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn
VCP bình quân 27 429.235 14.525 4.445.015 69.865
Tổng tài sản bình quân 27 769.023 19.227 6.481.389 107.732
(Nguồn: xử lý bằng SPSS số liệu trên BCTC của 27 CTNY ngành SXCN)
Qua bảng 2.13 cho thấy VCP bình quân của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 có giá trị trung bình la ø429.235 trđ, giá trị nhỏ nhất là 14.525 trđ và giá trị lớn nhất là 4.445.015 trđ. Tổng tài sản bình quân có giá trị trung bình là 769.023 trđ, giá trị nhỏ nhất là 19.227 trđ và giá trị lớn nhất luận văn là 6.481.389 trđ. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quy mô công ty và tỷ suất nợ được thể hiện qua phụ lục 4.2
Bảng 2.14: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X21
Dependent Variable: Tysuatno
Model Summary Parameter Estimates
Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1
Linear .082 9.410 1 106 .003 .483 .000
The independent variable is X21-VCSH binh quan.
Bảng 2.15: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyết tính đơn với các biến là Y và X22
Dependent Variable: Tysuatno
Model Summary Parameter Estimates
Equation R Square F df1 df2 Sig. Constant b1
Linear .014 1.550 1 106 .216 .465 .000
The independent variable is X22Tongtaisanbinhquan.
Qua bảng 2.14 và bảng 2.15 cho thấy, giữa tỷ suất nợ và quy mô công ty của công ty có mối quan hệ tuyến tính nhất định. Cụ thể:
• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập
là VCP bình quân có hệ số xác định R2 = 8,2% Nghĩa là mô hình hồi quy này có
thể giải thích được 8,2% sự thay đổi của tỷ suất nợ
• Mô hình hồi quy đơn biến với tỷ suất nợ là biến giải thích và biến độc lập
là tổng tài sản bình quân có hệ số xác định R2 =1,4 % .Nghĩa là mô hình hồi quy này có thể giải thích được 1,4 % sự thay đổi của tỷ suất nợ
Mặc khác qua phụ lục 1 và 2 .cho thấy, các CTNY ngành SXCN có tỷ suất nợ bình quân giảm dần, còn VCP bình quân và tổng tài sản bình quân lại tăng dần qua các năm. Cụ thể VCP bình quân của 2005 là 217.259; 2006 là 285.353; 2007 là 511.077 và 2008 là 703.251. Tổng tài sản bình quân của 2005 là 476.238; 2006 là 565.864; 2007 là 856.700 và 2008 là 1.177.291
Như vậy, với sự phân tích và kết quả kiểm định cho thấy : quy mô công ty có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ (D/A)