Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị công ty

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 82)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1.1Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị công ty

niêm yết ngành sản xuất công nghiệp

Như đã trình bày ở chương 1 mục 1.4.1, giá trị công ty tăng lên hay giảm xuống phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng VCP (ROE). Trong phần này, luận văn ứng dụng mô hình mối quan hệ giữa CTTC và giá trị công ty đã được trình bày để phân tích sự tác động của CTTC đến giá trị công ty của các CTNY ngành SXCN giai đoạn 2005-2008 như sau:

Trường hợp 1: các công ty hoạt động có ROA > r

Mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ (thể hiện qua D/A) và giá trị công ty (thể hiện qua ROE) của các công ty trong trường hợp này được thể hiện qua hình 2.11 như sau: 15,41% 19,13% 22,20% 27,64% 29,11% 48,33% 54,70% 34,12% 29,42% 38,94% 23,63% 16,38% 51,65% 19,14% 29,60% 21,01% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% T益 su医t n嬰 15,41% 0,1638 19,13% 22,20% 27,64% 29,11% 48,33% 54,70% ROE 51,65% 0,2101 29,60% 19,14% 34,12% 29,42% 38,94% 23,63% BMC DMC BMP DCT IMP VNM DHG PAC

Qua hình 3.1 cho thấy, các công ty trên đều có ROE dương rất cao với mức độ sử dụng nợ ở mức trung bình thấp. Đây là những công ty đã phát huy rất tốt hiệu ứng tích cực của đòn bẩy tài chính, góp phần làm gia tăng giá trị cho công ty. Tuy nhiên, các công ty này còn có thể gia tăng giá trị công ty hơn nữa bằng cách gia tăng nợ bởi vì đa số tỷ suất nợ vẫn còn thấp trong khi hiệu quả

hoạt động kinh doanh rất tốt. Do đó, các công ty này nên tái cấu trúc tài trính

theo hướng gia tăng nợ giao động quanh 45%

Trường hợp này thuộc về các công ty như công ty BMC, công ty DM,C công ty BMP, công ty DCT, công ty IMP, công ty VNM, công ty DHG, công ty PAC…

Trường hợp 2: các công ty hoạt động có r*D/A < ROA < r

Mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ (thể hiện qua D/A) và giá trị công ty (thể hiện qua ROE) của các công ty trong trường hợp này được thể hiện qua hình 2.12 như sau: 51,15% 60,18% 73,50% 75,68% 16,07% 55,19% 10,03% 19,51% 8,92% 14,45% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% T益 su医t n嬰 0,5115 0,5519 0,6018 0,7350 0,7568 ROE 0,1003 0,1445 0,0892 0,1951 0,1607 VPK BHS LGC MCV TTC

78

Qua hình 2.12 cho thấy , các công ty thuộc trường hợp này sử dụng nợ rất cao, đều trên 50%, ROE có dương nhưng tỷ lệ không cao như trường hợp 1. Các công ty ở trường hợp này cũng đã phát huy được hiệu ứng tích cực của đòn bẩy tài chính, góp phần gia tăng giá trị công ty. Song do sử dụng nợ quá lớn nên các công ty chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, công ty cần tái cấu trúc vốn theo hướng cân đối giữa nợ và ROE để giảm bớt rủi ro khi kinh doanh gặp khó khăn. Trường hợp này thuộc vế các công ty như công ty VPK, công ty BHS, công ty LGC, công ty MCV và công ty TTC

Trường hợp 3: các công ty hoạt động có ROA < r

Trường hợp này chỉ có một công ty là công ty TYA ( ROE = -0,0316 < 0 ) nên luận văn không xét.

Như vậy, 27 CTNY ngành SXCN có chính sách sử dụng nợ khác nhau, đồng thời với đặc điểm và kết quả hoạt động khác nhau thì tác động của hiệu ứng đòn bẩy tài chính đã tác động rất lớn đến việc gia tăng giá trị VCP hay giá trị công ty. Điều này cho thấy, vấn đề lựa chọn một tỷ suất nợ hợp lý là rất quan trọng đến sự phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các công ty niêm yết ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Trang 82)