0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Mô hình 1

Một phần của tài liệu TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 84 -84 )

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1.2.1 Mô hình 1

Mô hình này áp dụng cho các công ty có ROA > r .Theo kết quả nghiên cứu chương 2 cho thấy có khoảng 75% công ty thuộc nhóm này. Đây là những công ty hoạt động có hiệu quả kinh doanh cao, khả năng cạnh tranh mạnh, thị phần lớn…Các công ty này hiện có tỷ suất nợ trung bình trong khoảng 30%. Với tỷ suất nợ này trong điều kiện kinh doanh hiệu quả cao, các công ty vẫn có thể phát huy hơn nữa hiệu ứng tích cực của đòn bẩy tài chính với một tỷ suất nợ cao hơn

3.2.1.2 Mô hình 2: tái cấu trúc tài chính theo hướng giảm tỷ suất nợ

Mô hình này áp dụng cho các công ty có rxD/A < ROA < r . Theo kết quả nghiên cứ trong chương 2, có khoảng 18% công ty thuộc nhóm này. Đây là những công ty có thực trạng hoạt động bình thường, hiệu quả hoạt động kinh

doanh bình thường, sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường... Tuy nhiên, các công ty ở nhóm này duy trì một tỷ suất nợ cao và rất cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Một CTTC như vậy sẽ gặp rủi ro cao khi hoạt động kinh doanh xấu đi và điều đó sẽ làm giảm giá trị công ty.

Để giải quyết tình trạng trên, các công ty thuộc nhóm này nên sử dụng một CTTC thỏa mãn điều kiện D/A < ROA/r. Theo đề xuất của tác giả các công ty nên giảm tỷ lệ nợ xuống. VơÙi CTTC này một mặt giúp công ty cải thiện hiệu quả sử dụng VCP, mặt khác giảm bớt rủi ro khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP HỔ TRỢ CHO VIỆC TÁI CẤU TRÚC TAØI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGAØNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 3.2..1 Về phía bản thân các công ty

Để thực thi các mô hình tái CTTC nhằm hướng đến mục tiêu góp phần gia tăng giá trị công ty đã được trình bày ở phần trên, các công ty thuộc các nhóm cần có một số biện pháp hổ trợ cần thiết.

Đối với mô hình 1: các công ty thuộc nhóm cần tiếp tục tài trợ cho chiến lược phát triển bằng nguồn vay nợ trung và dài hạn

Vì đang trong giai đoạn tăng trưởng, các công ty có nhu cầu về vốn rất lớn. Một trong những mục mà các công ty nhóm này cần đầu tư là không ngừng hiện đại hóa công nghệ sản xuất để tăng tính cạnh tranh, vươn mạnh ra thị trường thế giới. Ngoài việc sử dụng lợi nhuận giữ lại hiện có, các công ty nhóm này có thể sử dụng nguồn vay nợ trung, dài hạn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động này. Trong điều kiện hoạt động với hiệu quả cao, việc sử dụng nợ sẽ giúp công ty gia tăng giá trị từ lợi ích tấm chắn thuế. Ngoài ra, đây là nguồn vốn ổn định, thời gian trả nợ lâu, công ty có đủ điều kiện thuận lợi để vay nợ (tài sản hữu hình có giá trị cao, bền vững). Do đó, các công ty cần phát huy để tài trợ cho chiến lược phát triển công nghệ dài hạn của mình. Để thực hiện việc tài trợ này, các công ty có thể sử dụng nợ từ việc phát hành trái phiếu, từ tín dụng thuê mua và tín dụng dài hạn ngân hàng thương mại

80

- Đối với việc phát hành trái phiếu: Lu t Doanh nghi p 2005 quy đnh các

CTCP cĩ quy n phát hành trái phi u, trái phi u chuy n đ i và các lo i trái phi u khác theo quy đnh c a pháp lu t và đi u l c a công ty. Đồng thời cũng quy định các trường hợp CTCP không được phát hành trái phiếu, cụ thể: khi CTCP không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó, tỷ suất lợi nhuận bình quân sau thuế của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành. Tuy nhiên, các quy định này không hạn chế khi CTCP phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là các tổ chức tài chính được lựa chọn.

Tuy nhiên, đ cĩ th huy đ ng đ c ngu n v n này công ty phải xây dựng

được chiến lược và phương án kinh doanh hiệu quả, có tài chính công khai minh b ch, quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và đặc biệt cần xây dựng lãi suất trái phiếu đáp ứng dược kỳ vọng của nhà đầu tư, cụ thể là lãi suất thực dương trong mối tương quan với tỷ suất sinh lợi của dự án.

Với đặc điểm của trái phiếu là thời gian huy động dài, công ty có thể quyết định sử dụng cho những quyết định đầu tư mang tính chiến lược. Mặt khác, với đặc điểm của trái phiếu là có thể phát hành dưới dạng trái phiếu chuyển đổi, với việc xây dựng lãi suất trái phiếu hấp dẫn là cơ sở để các công ty tái CTTC một cách chủ động, hướng đến CTTC tối ưu nhằm gia tăng giá trị cho công ty.

- Đối với tín dụng thuê mua tài chính : theo chuẩn mực kế toán hiện hành

thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Theo đó, đặc trưng của thuê tài chính là bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng; tại thời điểm khởi đầu thuê, bên đi thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê; thời hạn thuê tối thiểu chiếm phần lớn thời gian sử dụng tài sản; tại thời điểm khởi đầu thuê hiện giá của khoản tiền thuê tương đương giá trị hợp lý của tài sản và tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên đi thuê có khả năng sử dụng. Khoản thanh toán tiền thuê phải được theo dõi thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Như vậy, về bản chất thuê tài chính cũng là một khoản vay nợ

dài hạn. Theo đó, công ty nên chủ động khai thác kênh tài chính này để phòng ngừa các sai lầm khi tự mình đi vay và tự tìm nguồn mua sắm thiết bị cũng như khai thác được tấm chắn thuế để gia tăng giá trị cho công ty.

- Đối với tín dụng thương mại: công ty nên thương thảo hợp đồng với

những ngân hàng đã từng có quan hệ để rút ngắn thời gian, mặt khác với thông tin của công ty qua nhiều năm sẽ giúp ngân hàng đánh giá tương đối về nguồn lực tài chính cỉa công ty để từ đó hai bên có thể thỏa thuận hợp đồng đôi bên cùng có lợi cao.

Đối với mô hình 2: các công ty thuộc nhóm này cần tập trung thực hiện :

- Ưu tiên tài trợ cho chiến lược phát triển bằng lợi nhuận giữ lại

Vì đang trong giai đoạn tăng trưởng nên các công ty thuộc nhóm này rất cần vốn để phát triển. Nhưng do tỷ suất nợ đã cao mà tỷ suất sinh lợi VCP không cao tương xứng nên các công ty cần sử dụng lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn ưu tiên hàng đầu để tài trợ cho đầu tư. Làm được điều này giúp các công ty hạn chế được rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, tích lũy để gia tăng lợi nhuận trên VCP và có cơ sở để triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư. Hơn nữa, với thực trạng hoạt trong nền kinh tế chưa phát triển, chi phí giao dịch cao, thị trường tài chính còn diễn biến hết sức phức tạp dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty dễ bị tác độâng của yếu tố bên ngoài thì nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế để tích lũy và tái đầu tư trở nên quan trọng.

Luật thuế TNDN sửa đổi đã có hiệu lực từ 1/1/2009, thuế suất thuế TNDN giảm từ 28% xuống còn 25% kết hợp với luật thuế TNCN có hiệu lực 1/1/2009, khi cổ tức được quy định là đối tượng chịu thuế, thì các công ty càng có cơ hội sử dụng lợi nhuận sau thuế gia tăng do thuế suất thuế TNDN giảm và xây dựng chính sách cổ tức hợp lý, cụ thể là giảm tỷ lệ chi trả bằng tiền mặt (kể cả bằng cổ phiếu) sẽ là điều kiện tốt nhất để các công ty sử dụng nguồn vốn này.

- Quản trị tốt vốn luân chuyển để gia tăng lượng vốn này cũng như tăng tốc độ xoay vòng của đồng vốn góp phần nâng cao giá trị cho công ty. Theo đó, các công ty cần

82

+ Chuyển đổi cơ cấu nợ ngắn hạn thành nợ trung và dài hạn: Các công ty có thể chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn không thường xuyên thành nợ ngắn hạn thường xuyên bằng cách ký hợp đồng dài hạn và liên tục với nhà cung cấp để nợ này được quay vòng liên tục và trở thành nợ ngắn hạn thường xuyên. Điều này rất có lợi cho cho chiến lược trung và dài hạn của công ty mà không phải trả phí.

+ Quản trị tốt tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là tiền mặt, các khỏan phải thu và hàng tồn kho.

Đối với tiền mặt, để số dư đảm bảo cho chi tiêu cho họat động hàng ngày

và đáp ứng chi tiêu bất ngờ, công ty có thể sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn ít tốn kém nhất. Công ty có thể dàn xếp với ngân hàng để có một hạn mức tín dụng mà không phải thế chấp bất kỳ tài sản nào, hoặc vay thế chấp bằng các khỏan phải thu và hàng tồn kho. Ngòai ra công ty có thể tài trợ thâm hụt bằng cách chậm thanh tóan trong một thời gian. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý ngòai khỏan chi phí hiện rõ là lãi vay phải trả cho nợ ngắn hạn, công ty cũng bị chi phí ẩn như bị mất danh tiếng là một khách hàng thanh tóan nhanh hoặc bị ngân hàng buộc duy trì một số dư bù trừ trong tài khỏan kí gửi. Tóm lại, công ty cần chọn cách tài trợ sao cho tổng chi phí thấp nhất (kể cả chi phí hiện và chi phí ẩn) nhưng vẫn đủ linh họat để trang trải các chi tiêu bất ngờ.

Đối với khỏan phải thu khách hàng, công ty có thể thực hiện qua các bước

như sau : thứ nhất cần chuẩn hóa điều khoản kỳ hạn thanh tóan và chiết khấu

thanh tóan trong chính sách bán chịu. Thứ hai là cần đánh giá khả năng thanh

tóan của từng khách hàng dựa vào các nguồn thông tin như: kinh nghiệm riêng của công ty về khách hàng, kinh nghiệm của các nhà cung cấp tín dụng khác, kiểm tra với ngân hàng về khách hàng, giá trị thị trường của các chứng khóan

của khách hàng, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng…Thứ ba là cần thiết

lập hạn mức tín dụng cho mỗi khách hàng. Công ty có thể gia tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng khi xác suất thanh tóan nhân với lợi nhuận dự kiến lớn hơn xác suất không thanh tóan nhân với chi phí hàng bán. Cần chú ý không nên quá thiển cận với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà bỏ qua việc bán chịu cho khách hàng nếu có cơ hội khách hàng sẽ trở thành một khách hàng thường xuyên và

đáng tin cậy. Và bước thứ tư cuối cùng là xây dựng khỏan thời gian cho các khỏan phải thu một cách hợp lý. Điều này giúp giải quyết mâu thuẫn là các công ty luôn muốn cứng rắn với những khách hàng không trả nợ nhưng lại không bao giờ muốn làm mất lòng khách hàng tốt bằng các bức thư giục trả tiền. Ngòai ra, đối với các khản nợ quá hạn, công ty có thể theo dõi bằng các lập bảng kê số ngày quá hạn trả của khách hàng, tiếp đó là gửi thư tín hoặc điện thọai nhắc nợ càng thúc bách hơn. Nếu các biện pháp này không có hiệu lực, nợ quá hạn trở thành nợ xấu (nợ khó đòi) thì phải xử lý bán cho các công ty mua bán nợ một cách nhanh chóng.

Đối với hàng tồn kho thì hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an tòan

giữa các giai đọan khác nhau của chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ- sản xuất-tiêu dùng khi mà giữa các giai đoaon này không phải lúc nào cũng diễn ra đồng bộ. Thật vậy, hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của công ty sự linh họat như được lựa chọn thời điểm mua, lập kế họach sản xuất và lập kế họach tiêu thụ. Ngòai ra, hàng tồn kho còn giúp công ty tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu hàng hóa trong kỳ. Tuy nhiên, song song với những lợi ích đó là những chi phí phát sinh tương ứng là chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ và chi phí thiệt hại do không có hàng. Cụ thể chi phí đặt hàng là các chi phí thương lượng (gọi điện thọai và các thư tín tiếp sau đó), chi phí nhận hàng, chi phí kiểm tra hàng, chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh tóan. Còn chi phí tồn trữ là bao gồm chi phí lưu trữ, chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng, chi phí do hàng bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí đầu tư hàng. Với chi phí thiệt hại do không có hàng, nếu đó là nguyên vật liệu thì thiệt hại là chi phí đặt hàng khẩn cấp và thiệt hại do ngừng trệ sản xuất, nếu đó là bán thành phẩm thì thiệt hại là do kế họach sản xuất bị thay đổi kéo theo là thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ và phát sinh thêm chi phí; nếu đó là thành phẩm thì thiệt hại là lợi nhuận bị mất đi khi khách hàng mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và xa hơn nữa những mất mát tiềm năng khi khách hàng đặt hàng từ những công ty khác trong tương lai. Như vậy, với hàng lọat các chi phí tồn kho trên thì yêu cầu đặt ra là công ty phải có biện pháp dự báo được nhu cầu hàng trong tương lai làm cơ sở cho việc xác định mức tồn kho tối ưu để

84

tối thiểu hóa chi phí cũng như để gia tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty

- Sáp nhập để gia tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập sâu

Các công ty ở nhóm này đến nay đã rất cố gắng phát huy những sản phẩm truyền thống của công ty đã có trước khi niêm yết. Tuy nhiên, trong thời gian qua các công ty lại không tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình bằng nổ lực trong đầu tư nghiên cứu phát triển mà lại tự phân tán nguồn lực tài chính còn hết sức hạn chế của mình bằng nhiều họat động được xem là đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Như đang là công ty sản xuất thì lại tập trung nguồn lực tài chính vào lĩnh vực bất động sản, vào kinh doanh dịch vụ, vào đầu tư chứng khóan…Điều này cũng có thể dẫn đến những rủi ro mới khi các công ty đang cố xâm nhập vào những thị trường hết sức mới mẻ. Mặt khác với những sản phẩm truyền thống có sẳn lợi thế cạnh tranh cộng với việc mở rộng quy mô bằng sáp nhập sẽ giúp các công ty nhóm này tiếp tục phát triển mà không phải vay nợ (vốn đã khá cao) cũng như khai thác lợi ích từ chính sách thuế trong xử lý các khỏan lỗ và hưởng ưu đãi từ chính sách thuế của công ty bị sáp nhập

Ơû các nước phát triển, sáp nhập được xem là hạt nhân trong quá trình vận hành họat động kinh doanh của công ty. Sáp nhập được hiểu là hai hay nhiều công ty độc lập sáp nhập lại thành một công ty. Thông thường một công ty có ưu thế về tài chính thực hiện thu hút một hay nhiều công ty khác.

Luật doanh nghiệp 2005 đã có quy định cụ thể về sáp nhập, là căn cứ quan trọng để các công ty có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Luật thuế TNDN cũng nói rõ công ty sáp nhập (trở thành công ty mẹ) tiếp tục được hưởng các ưu

Một phần của tài liệu TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 84 -84 )

×