7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản hoạch định cấu trúc tài chính công ty
Lý thuyết tài chính công ty hiện đại chỉ ra rằng có một số tiêu chuẩn chung và thường mâu thuẫn liên quan đến việc xác định phương án tài trợ. Vì hoàn cảnh của mỗi công ty khác nhau, tỉ trọng của các yếu tố này trong việc lập quyết định thay đổi tùy vào các điều kiện trong nền kinh tế, ngành nghề và từng công ty. Các nguyên tắc được sử dụng để hoạch định CTTC công ty là:
• Tính tương thích – Nguyên tắc tự phòng ngừa
Đây là tính tương thích của loại vốn sử dụng đối với tính chất của tài sản được tài trợ. Tức là loại vốn có được phải nhất quán hay hòa hợp với loại tài sản hoạt động mà công ty đang sử dụng. Như một quy luật chung, thường các công ty muốn tài trợ các tài sản ngắn hạn, bao gồm “các tài sản ngắn hạn thường xuyên” bằng các nguồn thường xuyên. Cũng giống như trường hợp “tài sản ngắn hạn thường xuyên” cũng có “nợ ngắn hạn thường xuyên”. Tuy nhiên, điểm còn lại là các công ty có số lượng lớn các tài sản dài hạn thường trông cậy vào số lượng lớn các nguồn vốn thường xuyên dưới hình thức nợ dài hạn hay VCP thường.
• Quyền kiểm soát
Khi hoạch định CTTC còn là ý muốn của các cổ đông nhằm duy trì quyền kiểm soát công ty. Như chúng ta đã biết, các chủ nợ không có tiếng nói trong việc chọn lựa ban điều hành và các cổ đông ưu đãi cũng không có tiếng nói hoặc nếu có thì rất ít. Nếu chúng ta vay vốn từ các chủ nợ hay các cổ đông ưu đãi, chúng ta hy sinh một ít hoặc không hy sinh quyền kiểm soát ban điều hành của công ty.
• Giá trị thị trường – Các hàm ý về rủi ro và tỷ suất sinh lợi
Khi xác lập CTTC của công ty, yếu tố rủi ro và tỷ suất sinh lợi cần phải được xem chúng tác động như thế nào đến giá cổ phiếu và giá trị thị trường của công ty. Thậm chí cả khi EBIT làm cho thu nhập trên mỗi cổ phẩn EPS tăng lên thì chưa hẳn công ty có thể yên tâm xác lập một CTTC thiên về sử dụng nợ. Lý
23
do là rủi ro tăng thêm vượt quá tỷ suất sinh lợi mà các cổ đông nhận được. Các nhà đầu tư trên thị trường sẽ phát hiện ra điều này và họ sẽ phản ứng bằng cách ấn định một tỷ suất giá thu nhập P/E thấp và kết quả là giá cổ phiếu sẽ giảm đi cho dù EPS có tăng lên bao nhiêu đi chăng nữa.
• Khả năng điều động hay khả năng tài trợ linh hoạt
Khả năng điều động hay khả năng tài trợ linh hoạt là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm đáp ứng với các thay đổi quan trọng trong nhu cầu vốn. Nợ ngắn hạn cho phép điều chỉnh vốn theo thay đổi mang tính mùa vụ của các tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tổng nhu cầu vốn cũng có thể có các thay đổi nghiêm trọng qua một thời kỳ nhiều năm.
Việc chuẩn bị sẵn phương án càng có khả năng điều động hay khả năng tài trợ linh hoạt thì công ty sẽ có càng nhiều phương án mở khi cần mở rộng hay thu hẹp tổng vốn sử dụng. Nó không chỉ cho phép công ty sử dụng loại vốn có sẵn vào bất kỳ một thời điểm nào đó, mà còn làm tăng năng lực mặc cả khi giao dịch với một nhà cung cấp vốn tương lai.
• Định thời điểm
Yếu tố thời gian có liên quan mật thiết với khả năng điều động trong việc xác định loại vốn sử dụng. Một hiệu quả quan trọng của khả năng điều động là nó cho phép chúng ta nắm bắt các cơ hội sẽ cho phép chúng ta tối thiểu hóa tổng chi phí của nợ và vốn cổ phần. Thường thì có thể tiết kiệm đươc các khoản tiền đáng kể bằng cách định thời điểm thích hợp cho việc huy động các nguồn vốn thích hợp.
1.1.6 Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
Dựa trên những lý thuyết về CTTC, cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài vào trong nước, các nhân tố khác về các yếu tố ảnh hưởng đến CTTC của công ty ở Việt Nam như đã trình bày ở các mục trên, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của CTNY ngành SXCN được thể hiện qua 1.3. như sau:
Hình 1.3 : Mô hình tổng quát mối quan hệ của các nhân tố tác động đến CTTC và giữa CTTC với giá trị công ty của các công ty
Cơ hội tăng trưởng
Tốc độ tăng doanh thu Tốc độ tăng tài sản
Khả năng (KN) thanh toán
KN thanh toán hiện hành KN thanh toán nợ ngắn hạn
Quy mô Doanh nghiệp
Tổng tài sản bình quân VCP bình quân
Khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời tài sản Tỷ suất sinh lời VCP
Rủi ro tài chính
Đòn bẩy tài chính
Tỷ suất lãi vay
Lãi suất vay bình quân
Thuế TNDN Thuế TNDN Cầu trúc tài chính Tỷ suất nợï (D/A) Giá trị công ty Khả năng hoạt động Vòng quay tổng tài sản Tỷ suất nợ trên VCP Tỷ suất nợ trên VCP
25
Chỉ tiêu nghiên cứu là tỷ suất nợ là biến phụ thuộc hay biến được giải thích, ký hiệu là Y. Các chỉ tiêu phản ảnh các nhân tố ảnh hưởng là các biến độc lập hay biến giải thích được được luận văn lựa chọn, ký hiệu và dấu kỳ vọng như sau:
Chỉ tiêu Ký hiệu Dấu kỳ vọng
1. Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
2. Quy mô công ty
- VCP bình quân
- Tổng tài sản bình quân
3. Khả năng sinh lời
- ROA – Tỷ suất sinh lời của tài sản - ROE – Tỷ suất sinh lời của VCP
4. Cơ hội tăng trưởng
- Tốc độ tăng tài sản - Tốc độ tăng doanh thu
5. Rủi ro tài chính
- DFL – Đòn bẩy tài chính
6. Khả năng hoạt động
- Vòng quay tổng tài sản
7. Tỷ suất nợ trên VCP
- Tỷ suất nợ trên VCP (D/E)
8. Tỷ suất lãi vay
- Lãi suất vay bình quân
9. Thuế TNDN - Thuế TNDN X11 X12 X21 X22 X31 X32 X41 X42 X5 X6 X7 X8 X9 + + + + + + + + - + + - -
Với cách ký hiệu trên, hàm hồi quy tổng thể có biến phụ thuộc Y là tỷ suất nợ và các biến độc lập là các biến phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ suất nợ. Mô hình hồi quy tiến tính bội cần nghiên cứu có dạng:
Y = 0 + 1X11 + 2X12 + 3X21 + 4X22 + 5X31 + 6X32 + 7X41 + 8X42 +
9X5 + 10X6 + 11X7 + 12X8 + 13X9