nhập mạnh mẽ hơn vào các thị trường tiêu thụ trên thế giới, như Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)… với các doanh nghiệp cà phê, gạo của Việt Nam… Điều đó chứng tỏ nhu cầu tham gia hoạt động thị trường mua bán giao sau qua Sở giao dịch hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, đòi hỏi cần sớm có quy định, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước về thủ tục, hành lang pháp lý khi tham gia hoạt động này.
2.5.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa dịch hàng hóa
* Cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Bộ Công Thương là cơ quan thay mặt Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa; đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
Việc quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch của Bộ Công thương gồm các nội dung: (1) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch; (2) Quyết định việc thành lập và hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, phê chuẩn Điều lệ hoạt động; (3) Ban hành Danh mục hàng hoá được phép giao dịch qua Sở Giao dịch; (4) Quy định lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong từng thời kỳ; (5) Thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết trong trường hợp khẩn cấp như: tạm ngừng giao dịch, hạn chế giao dịch ở một khung giá hoặc một số lượng hàng hóa nhất định, thay đổi lịch giao dịch…; Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch… (Điều 72 Luật Thương mại 2005 và Điều 4 NĐ 158/2006/NĐ-CP).
Việc quản lý Sở giao dịch hàng hóa của Bộ Công thương được thực hiện trên ba lĩnh vực: (1) Quản lý chung các mặt hoạt động của Sở giao dịch;
(2) Quản lý trong việc cấp phép hoạt động các Sở giao dịch hàng hóa; (3)
Quản lý trong trường hợp các Sở giao dịch hàng hóa vi phạm pháp luật, có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của một hoặc một số chủ thể tham gia vào giao dịch qua Sở.
Các bộ ngành khác của Việt Nam được giao quản lý nhà nước về hoạt đông mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch; quy định cụ thể điều kiện hoạt động của Trung tâm thanh toán; Bộ Tài chính: hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí...; phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thẩm tra năng lực tài chính của các sáng lập viên của Sở Giao dịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Bộ Công
hóa; Các Bộ ngành khác: thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch theo phạm vi chức năng của mình...
Việc giao Bộ Công thương làm cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Bởi cho đến nay chưa có Sở giao dịch hàng hóa ra đời ở nước ta, và khi ra đời, trước hết các Sở giao dịch hàng hóa sẽ giao dịch hàng hóa thực, hữu hình mà chủ yếu là những mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam theo phương thức giao ngay, sau đó mới tiến hành giao sau. Quan điểm này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới. Tuy nhiên khi thị trường hàng hóa giao sau đã phát triển, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong vấn đề này. Luật pháp các nước có thị trường giao sau phát triển thường quy định một Uỷ ban chuyên trách làm cơ quan quản lý các Sở giao dịch hàng hóa.
Ví dụ, ở Hoa kỳ, tất cả các Sở giao dịch hàng hóa đều được quản lý bởi Uỷ ban giao dịch hàng hoá giao sau (CFTC), một cơ quan độc lập với Chính phủ Hoa Kỳ. CFTC được thành lập vào năm 1974 theo Luật giao dịch hàng hóa giao sau. Đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung năm 1982, theo đó, CFTC gồm có 5 thành viên chủ chốt được bổ nhiệm và công nhận bởi Thượng viện Hoa Kỳ. Đạo luật cũng xác định rõ phạm vi quyền hạn của CFTC và Ủy ban giao dịch và chứng khoán (SEC). Cụ thể, CFTC quản lý tất cả các hợp đồng hàng hóa kỳ hạn và quyền chọn được giao dịch trên các Sở giao dịch hàng hóa; SEC quản lý tất cả các công cụ tài chính trên thị trường tài chính cũng như thị trường quyền chọn các công cụ tài chính. Như vậy, cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa theo luật pháp của Hoa kỳ là một cơ quan độc lập, chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm là Thượng viện Hoa kỳ, có trách nhiệm quản lý toàn bộ các giao dịch hàng hóa giao sau qua Sở giao dịch hàng hóa.
Theo Luật Doanh nghiệp Australia (1991), “Cơ cấu điều tiết thông thường là Sở giao dịch kiểm soát các thành viên của mình và trên đó là một cơ quan Chính phủ quản lý Sở giao dịch. Ví dụ, Sở giao dịch hàng hóa tương lai Sydney (SFE) kiểm soát các bên tham gia, Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Australia (ASIC) và Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) kiểm soát các Sở giao dịch hàng hóa Australia. Cụ thể, ASIC kiểm soát việc cấp phép cho các bên tham gia và các mặt hành vi thị trường của SFE và RBA kiểm soát phía hệ thống thanh toán”[6]. Như vậy, hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa Australia đồng thời chịu sự quản lý của hai cơ quan khác nhau, chịu trách nhiệm quản lý hai mặt của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Cách quản lý này có ưu điểm là tạo ra sự chuyên biệt trong quản lý các Sở giao dịch hàng hóa cũng như các giao dịch và các chủ thể tham gia giao dịch qua Sở.
* Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
Để đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch phù hợp với các nguyên tắc của giao dịch thương mại, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm sự vận hành ổn định của Sở giao dịch hàng hoá, ngăn chặn các hành vi có tính chất lũng đoạn thị trường, bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia, Luật Thương mại 2005 đã quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
Điều 71 của Luật Thương mại 2005 quy định về các hành vi bị cấm áp dụng chung cho các chủ thể có liên quan trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Cụ thể: “(1) Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá; (2) Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa; c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá; d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy theo quy định của Điều 71 Luật Thương mại 2005, các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là:
- Đối với nhân viên của Sở giao dịch: không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch.
- Đối với các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, tức là bao gồm cả Sở giao dịch, nhân viên của Sở, Trung tâm thanh toán, Trung tâm giao nhận hàng hóa, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới và các tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch… không được thực hiện các hành vi sau đây: (a) Các hành vi có tính chất gian lận, lừa dối, như gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng, về giá thực tế của hàng hóa…; (b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hay giá cả hàng hoá; (c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch; (d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, như đã phân tích ở Mục 2.2 Chương này (phần 2.2.1 về Thành viên môi giới), trong Luật Thương mại 2005 còn có riêng Điều 70 quy định về các hành vi bị cấm đối với các thành viên môi giới của Sở giao dịch, gồm các hành vi: (1) Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi
thường thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng; (2) Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng; (3) Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng; (4) Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng; (5) Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 nêu trên.
Việc Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch là cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng vi phạm khi thực hiện các hành vi trên. Tuy nhiên qua phân tích ở trên, ta thấy rằng việc điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 về các hành vi bị cấm đối với các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch chưa đồng bộ và chưa đầy đủ.
Luật Thương mại 2005 không quy định đồng bộ về các hành vi bị cấm đối với các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Trong các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch (Sở giao dịch, Trung tâm thanh toán, Trung tâm giao nhận hàng hóa, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới, tổ chức cá nhân ủy thác mua bán…), thành viên môi giới không phải là một chủ thể đặc biệt hay có đặc thù riêng, nhưng bên cạnh các hành vi bị cấm chung cho các chủ thể trên, Luật Thương mại 2005 còn dành một điều khoản quy định riêng và cụ thể những hành vi khác cũng bị cấm đối với thành viên môi giới. Những hành vi bị cấm quy định riêng cho thành viên môi giới cũng không mang tính chất đặc thù mà những hành vi đó cũng có thể quy định đối với các thành viên kinh doanh hay các chủ thể khác.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch cũng chưa thực sự đầy đủ. Quy định này của pháp luật Việt Nam là
tương đồng với quy định của pháp luật các nước, tuy nhiên các nước cũng có một số hành vi bị cấm khác được quy định mà pháp luật Việt Nam có thể tham khảo và bổ sung thêm, ví dụ như:
- Cán bộ điều hành và nhân viên của Sở giao dịch không được phép tiết lộ ra bên ngoài những thông tin nghiệp vụ mà họ có được dù bằng cách trực tiếp hay gián tiếp và với mục đích gì.
- Các thương nhân kinh doanh, môi giới không được thiết lập các hợp đồng một bên: là trường hợp một người môi giới, kinh doanh hàng hoá giao sau cho khách hàng song người môi giới, kinh doanh đó lại làm đối tác trực tiếp trong giao dịch…
* Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp
Để đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá được ổn định, hạn chế các rủi ro xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, đồng thời thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, Điều 72 Luật Thương mại 2005 quy định việc thực hiện các biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp.
“Điều 72. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp 1. Trường hợp khẩn cấp là trường hợp xảy ra hiện tượng rối loạn thị trường hàng hoá làm cho giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
b) Hạn chế các giao dịch ở một khung giá hoặc một số lượng hàng hóa nhất định;
c) Thay đổi lịch giao dịch;
d) Thay đổi Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá; đ) Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, Bộ trường Bộ Thương mại (Bộ Công thương) có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp thích hợp khi thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch rơi vào “trường hợp khẩn cấp”. “Trường hợp khẩn cấp” theo quy định trên được hiểu “là trường hợp khi thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch bị rối loạn, không phản ánh được chính xác mối quan hệ cung cầu của thị trường”. Khái niệm này chưa thực sự rõ nghĩa nên có lẽ sẽ gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế.
Tham khảo Luật mua bán hàng hoá tương lai của Hàn Quốc, có thể tiếp cận khái niệm “tình trạng khẩn cấp” một cách dễ hiểu hơn, đó là khi hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch không thể tiếp tục thực hiện một cách bình thường do tác động của thiên tai, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia, những thay đổi căn bản của tình hình kinh tế và các trường hợp tương tự khác… Luật mua bán hàng hoá tương lai của Hàn Quốc quy định:
"Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế có thể ra quyết định đóng cửa thị trường hàng hoá tương lai hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết khác khi việc kinh doanh hàng hoá tương lai không thể tiếp tục thực hiện một cách bình thường do tác động của thiên tai, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia, những thay đổi căn bản của tình hình kinh tế và các trường hợp tương tự khác"
(Điều 86).
Trong các đạo luật luôn dành riêng một chương quy định vấn đề xử lý đối với các vi phạm trong lĩnh vực mua bán hàng hoá giao sau. Cách quy định phổ biến là liệt kê các hành vi bị coi là vi phạm và chế tài kèm theo. Chế tài ở đây bao gồm cả phạt tù và phạt tiền.
Trong Luật mua bán hàng hoá tương lai của Hàn Quốc, chương Xử lý vi phạm được cơ cấu thành các điều khoản tương ứng với các khung hình phạt. Ví dụ Điều 96 quy định: "Người vi phạm trong các trường hợp dưới đây phải chịu hình phạt tù không quá 3 năm hoặc bị xử phạt không quá 20 triệu won: (1) Người vi phạm quy định tại Điều 6 khoản 1 (quy định ngoài Sở giao