Hình thức pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 41 - 46)

Theo pháp luật Việt Nam, Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân - các thương nhân có tài chính độc lập, hoạt động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, được thành lập và hoạt động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần. Sở giao dịch hàng hóa khơng phải là cơ quan nhà nước hay trực thuộc hệ thống cơ quan nhà nước, không hoạt động bằng vốn ngân sách nhà nước và không tổ chức như các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước. NĐ 158/2006/NĐ-CP đã quy định rõ: “Sở giao dịch hàng hóa là

pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này” (Điều 6).

Hiện tại ở Việt Nam chưa ra đời Sở giao dịch hàng hóa nhưng đã thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center, viết tắt là BCEC), một tổ chức dịch vụ thương mại thực hiện việc giao dịch mua, bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai, gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán giao sau, hoạt động theo nguyên tắc thành viên. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch Đắk Lắk, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao (Điều 1, 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Bn Ma Thuột). Mơ hình này được kỳ vọng sẽ mở đường cho việc ra đời các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, hình thành nên các thị trường giao dịch tập trung những mặt hàng có thế mạnh của nước ta, trước hết là mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, vì là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Thương mại -

dịch giao sau nên BCEC chưa phản ánh đúng chức năng của một trung tâm giao dịch hàng hóa giao sau, chưa thỏa mãn nhu cầu bảo hiểm rủi ro về giá và đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư, do vậy chưa phải là mơ hình kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư [20].

Sở giao dịch hàng hóa nơng sản theo pháp luật Thái Lan cũng được tổ chức tương tự như Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam, là các pháp nhân độc lập, hoạt động giao dịch hàng hóa giao sau một cách tự chủ và tuân thủ các quy luật của thị trường. Theo Luật giao dịch hàng nông sản Thái Lan (2001): “Sở giao dịch hàng nơng sản được thành lập và có tư cách pháp

nhân. Mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch là tiến hành các hoạt động với tư cách là Trung tâm giao dịch hàng hóa giao sau, và theo chấp thuận của Ủy ban giao dịch hàng nông sản giao sau Thái Lan, tiến hành các hoạt động khác có lợi cho hoặc liên quan đến hoạt động chính của Sở giao dịch. Sở giao dịch không phải là một tổ chức Chính phủ hay một doanh nghiệp nhà nước” (Điều 72).

Trung Quốc hiện có 3 sàn giao dịch hàng hóa lớn nằm trong tốp 10 sàn giao dịch dẫn đầu về số lượng hợp đồng giao dịch trên thế giới, bao gồm: Sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải thành lập năm 1999, Sàn giao dịch hàng hóa Quảng Châu thành lập năm 1990 và Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên thành lập năm 1993. Sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải là nơi giao dịch tập trung hàng hóa kim loại (khơng bao gồm kim loại quý), hai sàn Đại Liên và Quảng Châu là nơi giao dịch sản phẩm nông sản. Khác với các sàn giao dịch tại các nước phát triển hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp độc lập, sàn Đại Liên được tổ chức theo hình thức pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận, chịu sự giám sát trực tiếp của Ủy ban Quy chế Chứng khoán Trung Quốc (The China Security Regulatory Commission) và đăng ký với Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Nhà nước (The State

Administration for Industry and Commerce). Cụ thể, Ủy ban Quy chế Chứng khoán Trung Quốc bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành, trong đó Giám đốc điều hành là đại diện pháp lý của Sàn thực hiện công việc quản lý hàng ngày, thực hiện các quyết định chấp thuận bởi Hội đồng thành viên và Hội đồng quản lý Sàn giao dịch. Quy định này cũng tương đồng với các quy định của Luật về Sở giao dịch hàng hóa tương lai bang Toronto Canada (1983) khi Luật này quy định: “Sở giao dịch hàng hóa tương lai Toronto (The Toronto Futures Exchange - TFE) là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động dưới sự quản lý của một Hội đồng quản trị, tuân theo Luật về Sở giao dịch hàng hóa tương lai Toronto, Luật về doanh nghiệp và các quy định của CFA được ban hành kèm theo” [6].

Như vậy, Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước có thể là pháp nhân, được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp độc lập do Nhà nước bỏ vốn hoặc do các tổ chức, cá nhân góp vốn, hoạt động vì mục đích lợi nhuận; có thể là doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận, do Nhà nước hoặc tổ chức nghiệp đoàn làm chủ sở hữu. Đối với Việt Nam, mơ hình Sở giao dịch hàng hóa là một pháp nhân, hoạt động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là phù hợp với xu thế phát triển của các Sở giao dịch và mong muốn của các thương nhân. Ban đầu có thể Nhà nước hỗ trợ các Sở giao dịch về pháp lý, tài chính hoặc các điều kiện khác, sau một thời gian những hỗ trợ này sẽ giảm đi, tạo điều kiện để các Sở giao dịch hoạt động tự chủ theo quy luật của nền kinh tế thị trường.

* Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa

Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hay thế giới đều được nhìn nhận dưới hai góc độ:

- Một là, Sở giao dịch hàng hóa là nơi hay địa điểm tổ chức, kết nối và vận hành các giao dịch mua bán kỳ hạn, quyền chọn của thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức.

- Hai là, Sở giao dịch hàng hóa là chủ thể trung gian và điều hành các hoạt động giao dịch trong thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Đó là các chức năng hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, Sở giao dịch có các chức năng: “a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch

mua bán hàng hoá; b) Điều hành các hoạt động giao dịch; c) Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm” (Điều

67).

Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa theo luật mua bán hàng hóa giao sau của một số nước cũng được quy định tương tự như vậy. Ví dụ theo Luật hiện đại hóa hàng hóa tương lai Mỹ (2000), Sở giao dịch hàng hóa là nơi cho phép việc giao dịch hàng hóa giao sau và ban hành các quy tắc quản lý và các chế tài trong việc tiến hành giao dịch của các thành viên (Điểm 14 mục 101: Các định nghĩa).

Luật mua bán hàng hóa tương lai Singapore (2001) quy định: Sàn giao dịch hàng hóa tương lai là một tổ chức: a) Cung cấp các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động mua bán các hợp đồng hàng hóa tương lai; và b) duy trì một trung tâm mua bán hàng hóa tương lai.

Trong đó,“Trung tâm mua bán hàng hóa tương lai là:

(a) Trung tâm, Sàn giao dịch hàng hóa tương lai hoặc địa điểm khác mà tại đó các hợp đồng hàng hóa tương lai được thực hiện một cách thường xuyên hoặc;

(b) Một hệ thống điện tử, dù hoạt động ở Singapore hay khơng mà thơng qua hệ thống đó, giao dịch mua bán các hợp đồng hàng hóa tương lai được tiến hành…” (Mục 2: Giải thích).

Ngày nay, nơi tổ chức các giao dịch qua Sở không chỉ đơn thuần là một địa điểm hữu hình, xác định về mặt địa lý (đối với các Sở giao dịch truyền thống) mà còn là hệ thống giao dịch điện tử, nơi kết nối tất cả các giao dịch hàng hóa tương lai qua hệ thống máy tính của Sở (đối với các Sở giao dịch điện tử).

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)