Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 33 - 36)

BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1.2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Tuy thị trường hàng hóa giao sau có tổ chức mới manh nha hình thành ở Việt Nam nhưng các nhà lập pháp đã dự liệu và ban hành một khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động này, tạo tiền đề cho việc thành lập và hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa trong tương lai. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa hiện hành có các văn bản:

- Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa;

- Thơng tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10/12/2009 của Bộ Cơng thương hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định những nội dung quan trọng, cơ bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, đó là các quy định về:

- Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch hàng hóa là trung tâm của thị trường hàng hóa giao sau, nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa giao sau. Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Việc thành lập Sở giao dịch do Bộ Trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quyết định. Bộ Thương mại quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.

Sở giao dịch hàng hóa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với đầy đủ các bộ phận để vận hành thị trường hàng hóa giao sau có tổ chức. Sở giao dịch thơng thường bao gồm: Ban Giám đốc, Sàn giao dịch, Trung tâm thanh toán, Trung tâm giao nhận hàng hóa… Mỗi bộ phận này đảm nhận một chức năng riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó luật pháp Việt Nam điều chỉnh cụ thể về tổ chức và hoạt động của Trung tâm thanh tốn và Trung tâm giao nhận hàng hóa. Trung tâm thanh toán thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ thanh tốn trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng

hóa, là một bộ phận trực thuộc Sở giao dịch hoặc là một tổ chức tín dụng được Sở giao dịch ủy quyền. Trung tâm giao nhận hàng hóa thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Trung tâm giao nhận hàng hóa cũng có thể do Sở giao dịch thành lập hoặc là một tổ chức khác được Sở giao dịch ủy quyền.

- Các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch: bao gồm các thành viên kinh doanh, thành viên môi giới và các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên Sở giao dịch tham gia mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn… Thành viên kinh doanh và thành viên môi giới là thương nhân, tư cách thành viên của họ do Sở giao dịch hàng hóa chấp thuận. Chỉ các thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, bao gồm các hoạt động giao dịch mua bán cho chính mình và các hoạt động mua bán cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch khi được ủy thác. Chỉ các thành viên môi giới của Sở giao dịch mới được thực hiện các hoạt động mơi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

- Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: Bộ trưởng Bộ Cơng thương cơng bố danh mục hàng hóa được phép thực hiện mua bán qua Sở giao dịch và các Sở giao dịch chỉ được thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hóa trong số đó. Các thành viên kinh doanh thực hiện giao dịch trên Sở bằng các lệnh giao dịch và phải thực hiện ký quỹ giao dịch cho từng lệnh đó. Sở giao dịch quy định cụ thể về thời gian giao dịch, hạn mức giao dịch, thực hiện việc xác định giá, khớp lệnh và công bố các thông tin giao dịch… Việc thực hiện hợp đồng có thể theo phương thức giao nhận hàng trực tiếp giữa hai bên qua Trung tâm giao nhận hàng hóa hoặc thanh tốn bù trừ qua Trung tâm thanh tốn.

- Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: Các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch muốn tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở phải thơng qua việc ủy thác cho các thành viên kinh doanh của Sở thực hiện. Việc ủy thác phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác ký kết ban đầu giữa khách hàng và các thành viên kinh doanh và các lệnh ủy thác của khách hàng cho từng lần giao dịch cụ thể.

- Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp: Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)