Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 95 - 97)

giao dịch.

3.2.5 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa dịch hàng hóa

Hợp đồng và giao kết hợp đồng trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một nội dung rất quan trọng. Các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đều phải thực hiện qua việc giao kết các hợp đồng. Để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch có một số đề xuất như sau:

Một là, hình thức của hợp đồng. Cần nêu rõ hình thức của hợp đồng kỳ

hạn, hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng bằng lời nói, chữ viết hay hành vi được coi là hợp pháp. Những trường hợp nào thì hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản. Thường thì đối với các hợp đồng lớn, phức tạp dễ phát sinh tranh chấp sẽ bắt buộc phải lập thành văn bản, nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng và các bên có liên quan.

Hai là, về đối tượng của hợp đồng. Vấn đề đối tượng giao dịch của hợp

Việt Nam hiện nay (2005) quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá

và các quyền tài sản” (Điều 163 Bộ luật dân sự 2005). Trong hợp đồng mua

bán tài sản thì “đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao

dịch” (Khoản 1 Điều 429 Bộ luật dân sự 2005).

Các hợp đồng đều phải dựa trên nền tảng của luật Dân sự nên đối tượng được giao dịch trong hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn cũng phải là đối tượng được phép giao dịch trong luật dân sự. Trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là vật hay quyền tài sản thì khoản 2, 3 Điều 498 Bộ luật dân sự 2005 còn quy định:

“2. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.

3. Trong trường hợp đối tượng hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán”.

Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, ngoài việc tuân theo luật gốc về hợp đồng là Bộ luật dân sự, còn phải áp dụng các quy định của Luật Thương mại. Khái niệm hàng hoá chưa được quy định cụ thể trong các quy định về mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá tại Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP, nên hiểu theo nghĩa chung được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, giải thích về từ ngữ được hiểu trong Luật này:

“Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Những đối tượng là động sản, vật có thực trong hợp đồng giao sau là: các mặt hàng nông sản, thịt, thực phẩm, tơ sợi, năng lượng, gỗ, kim loại… Phần cịn lại là các loại như chứng khốn, ngoại tệ, lãi suất, chỉ số chứng khốn… Chứng khốn, ngoại tệ có thể xếp vào động sản, song lãi suất hay chỉ số chứng khoản chỉ có thể coi là quyền tài sản hay các tài sản vơ hình. Tức là đối tượng được giao dịch trong hợp đồng giao sau rất rộng, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền, quyền tài sản và kể cả các tài sản vơ hình như các loại chỉ số. Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam cần phải mở rộng đối tượng được phép giao dịch để phù hợp với nền kinh tế mới. Cụ thể là trong Luật Thương mại 2005 cần mở rộng các loại hàng hóa được phép giao dịch một cách tương xứng với Bộ luật dân sự để có thể điều chỉnh các quan hệ thương mại một cách đầy đủ hơn so với hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)