Thành viên môi giớ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 53)

Các quy định về thành viên môi giới bao gồm các quy định tại Luật Thương mại 2005 và tại NĐ 158/2006/NĐ-CP. Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên khái niệm “hoạt động môi giới” chưa được Luật Thương mại hay NĐ 158/2006/NĐ-CP làm rõ. Việc chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên môi giới do Sở giao dịch hàng hóa xem xét, quyết định.

Để trở thành thành viên môi giới của một Sở giao dịch hàng hóa, thương nhân phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện:

“1 Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Các điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa” (Điều 19 NĐ 158/2006/NĐ-CP).

Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới được NĐ 158/2006/NĐ-CP (Điều 20) quy định thực hiện theo Luật Thương mại 2005 và Điều lệ hoạt

động của Sở giao dịch. Tuy nhiên trong Luật Thương mại 2005 không quy định rõ về quyền của thương nhân môi giới mà chỉ quy định về nghĩa vụ. Thương nhân môi giới có nghĩa vụ:

- Không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá mà chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá, và

- Phải đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá (Khoản 2, 3 Điều 69 Luật Thương mại 2005).

Tư cách thành viên của thương nhân môi giới chấm dứt trong các trường hợp: khi giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; khi tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên; khi thương nhân không còn đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên hay khi có hành vi vi phạm là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên. Khi chấm dứt tư cách thành viên, thương nhân môi giới phải thông báo cho khách hàng, uỷ nhiệm cho thành viên khác thực hiện tiếp các nghĩa vụ hợp đồng của mình với khách hàng và với Sở giao dịch, trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 24 và 25 NĐ 158/2006/NĐ-CP).

Để đảm bảo cho hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện hiệu quả, bảo vệ quyền của các bên mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, Luật Thương mại 2005 quy định những hành vi bị cấm đối với các thành viên môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Điều 70 và Điều 71. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới tập trung vào các hành vi lôi kéo, lừa dối khách hàng, không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ việc môi giới cho khách hàng như nội dung đã thỏa thuận và các hành vi nhằm gây rối loạn thị trường

hàng hóa tại Sở giao dịch. Điều 70 quy định các hành vi bị cấm áp dụng riêng đối với các thương nhân môi giới, còn Điều 71 quy định các hành vi bị cấm áp dụng chung đối với các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trong đó bao gồm cả các thương nhân môi giới. Điều 70 Luật Thương mại 2005 quy định: “Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá: (1) Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng; (2) Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng; (3) Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng; (4) Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng; (5) Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này”. Khoản 2 Điều 71 Luật Thương mại 2005 quy định: “Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa; c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá; d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật”.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)