dịch hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai nói chung và hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm hai loại hợp đồng cơ bản là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hai loại hợp đồng này đều mang đặc điểm chung của hợp đồng mua bán giao sau, đều là những hợp đồng mua bán hàng hóa mà việc thỏa thuận về giá cả, hàng hóa được thực hiện tại thời điểm giao kết cịn việc giao hàng thực hiện vào một thời điểm trong tương lai. Tuy nhiên, hai loại hợp đồng này cũng mang những đặc điểm riêng của chúng.
1.1.3.1 Hợp đồng kỳ hạn
Thị trường tiêu thụ hàng hố nơng sản có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành nơng nghiệp nói riêng cũng như của nền kinh tế nói chung. Người ta đã sớm nhận ra rằng việc vận chuyển các hàng hố nơng sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn
kém, đồng thời một đặc tính của sản xuất nơng nghiệp là tính thời vụ, cho nên vào thời kỳ thu hoạch thường diễn ra tình trạng cung vượt quá cầu, dẫn đến giá cả giảm mạnh trên thị trường tiêu thụ. Điều đó đã góp phần làm tăng lợi thế cho bên mua và khó khăn cho những người sản xuất nơng nghiệp. Các nhà đầu cơ lợi dụng tình trạng này ép giá, gây khó khăn cho nhà sản xuất, giá nơng sản tụt xuống một cách thảm hại sau thu hoạch và sau đó lại tăng lên khi nguồn cung được giải tỏa.
Những sự kiện mang tính chu kỳ như vậy đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất lương thực, do đó người nơng dân đã tìm cách tránh rủi ro bằng cách bán nơng sản trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, kể cả với mức giá thấp hơn một ít so với giá dự kiến.
Như vậy thay vì việc phải mang nơng sản đến thị trường để tiêu thụ sau thu hoạch, người nông dân phải tiến hành thoả thuận với người mua để "bán trước" hàng hố của mình. Họ (người bán và người mua) gặp nhau, thoả thuận với nhau về số lượng ngũ cốc, phẩm cấp, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền. Ban đầu các hành động trên diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ, về sau các hoạt động này đã trở thành phổ biến do tính ưu việt của nó trong tiêu thụ và lưu thông nông sản. Một loại hợp đồng mới xuất hiện, theo đó người bán và người mua thoả thuận, cam kết với nhau về việc mua bán, giao hàng và nhận tiền trong tương lai, đó chính là hợp đồng kỳ hạn. Mục đích ban đầu của những người thiết lập giao dịch này chính là để kiểm sốt được rủi ro của mình.
Hợp đồng kỳ hạn trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là thoả thuận về việc mua bán hàng hố tương lai được ký kết tại Sở giao dịch hàng hố, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo kỳ hạn và giá giao sau của hợp đồng.
Có thể nhận diện hợp đồng kỳ hạn trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa qua một số đặc điểm của nó:
Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng kỳ hạn là hàng hoá mà Sở giao dịch được phép giao dịch: Các Sở giao dịch khác nhau đều lựa chọn một số mặt
hàng đưa vào kinh doanh (thường là 2, 3 hoặc 4 mặt hàng, phổ biến là ngũ cốc, cà phê, các loại nông sản khác), được quy định rõ trong giấy phép thành lập và điều lệ hoạt động của Sở. Về lý thuyết, khơng có sự hạn chế về loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường hàng hoá giao sau. Tuy nhiên, thực tiễn giao dịch hàng hoá tương lai trên thế giới cho thấy, những hàng hố có lượng giao dịch nhiều, có sự biến động lớn về giá cả là những hàng hoá phát sinh nhu cầu mua bán hàng hoá tương lai của người mua và người bán. Nhiều Sở giao dịch hàng hoá trên thế giới lựa chọn đối tượng mua bán là hàng hoá nơng sản hoặc một số hàng hố khác được coi là thế mạnh trên thị trường quốc tế như len, vàng (Sở giao dịch kỳ hạn Sydney), kim loại màu (Sở giao dịch London - London Metal Exchange)..
Thứ hai, thời điểm giao hàng và giá cả: Thời điểm giao hàng trong hợp
đồng kỳ hạn là một thời điểm trong tương lai (thể hiện tính chất giao sau) còn giá cả được thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng với mức giá có dự tính đến sự biến động tại thời điểm giao hàng (giá giao sau, giá kỳ hạn). Hợp đồng kỳ hạn hình thành khi bên bán kỳ vọng giá ngồi thị trường của hàng hóa sẽ giảm trong tương lai. Nếu vào thời điểm giao nhận hàng, giá của loại hàng hóa đó ở ngồi thị trường thấp hơn giá thỏa thuận theo hợp đồng kỳ hạn đã ký, bên bán hàng hố được coi là thu được lợi nhuận. Cịn nếu vào thời điểm trong tương lai, giá thị trường cao hơn giá đã đặt tại thời điểm mua bán theo hợp đồng, bên bán hàng hoá được coi là mất lợi nhuận. Cùng thời điểm ký kết, mức giá mua bán các kỳ hạn khác nhau (2 tháng, 3 tháng, 5 tháng…) sẽ khác nhau. Ví dụ: Giá cà phê Robusta tại Sở giao dịch Tokyo ngày 2/3/2009
(giá đóng cửa) kỳ hạn tháng 5/2009 là 17610 Yên/100kg, kỳ hạn tháng 7/2009 là 18259 Yên/100kg [24]…
Thứ ba, phương thức giao kết hợp đồng: có đặc điểm chung của hợp
đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, nghĩa là giao kết tại Sở giao dịch hàng hố, thơng qua mơi giới hoặc ký kết với thành viên kinh doanh.
Thứ tư, nội dung hợp đồng: chủ yếu thoả thuận về giá cả và thời gian
giao nhận (kỳ hạn). Những điều khoản khác đã được “tiêu chuẩn hoá” theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch như tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp, chất lượng hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng…
Ví dụ:
- Về chất lượng hàng hoá, hàng hoá giao dịch tại Sở phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Sở. Người mua, người bán đặt lệnh mua, bán trên cơ sở các loại hàng hoá đã được tiêu chuẩn hố đó. Các tên hàng hố cà phê Arabica, cà phê Robusta, cao su RSS 1, RSS 3, TSR 20 đã mặc định các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng.
- Về điều khoản giá cả, phụ thuộc vào giá của từng kỳ hạn tại mỗi phiên giao dịch.
- Ngày giao hàng: Trong hợp đồng không thoả thuận ngày giao hàng cụ thể mà thoả thuận theo “kỳ hạn” 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Ví dụ: vào ngày 2/3/2009, Sở giao dịch hàng hóa Tokyo đã niêm yết giá bán cà phê Robusta theo các kỳ hạn giao hàng vào tháng 3-2009, tháng 5-2009, tháng 7-2009, tháng 9-2009, tháng 1-2008… Việc giao hàng kỳ hạn của những tháng này sẽ được thực hiện vào một hay một số ngày xác định do Sở giao dịch hàng hố cơng bố.
Thứ năm, phương thức thực hiện hợp đồng kỳ hạn có sự khác biệt so
với thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố thơng thường. Việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn có thể bằng cách giao nhận hàng hóa (tại trung tâm giao nhận hàng hóa của Sở giao dịch) hoặc thanh tốn bù trừ qua trung tâm thanh toán của Sở.
Thứ sáu, về địa điểm và thời điểm thực hiện hợp đồng kỳ hạn: Việc
giao, nhận hàng hoá theo hợp đồng kỳ hạn được thực hiện tại địa điểm thống nhất là trung tâm giao nhận hàng hoá của Sở giao dịch vào một số ngày xác định trong tháng do Sở giao dịch công bố. Điều này lý giải vì sao hợp đồng kỳ hạn chỉ có thoả thuận về kỳ hạn mà khơng có thoả thuận về thời điểm (ngày) giao nhận hàng cụ thể.
1.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là tạo sự ổn định về thị trường và đề phòng rủi ro do biến động về giá cả. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn có nhược điểm là dễ gặp rủi ro từ đối tác. Trong hợp đồng kỳ hạn giá cả được ấn định trước tại thời điểm ký kết, còn việc giao hàng và nhận tiền được thực hiện vào một thời điểm ấn định trong tương lai, dẫn đến việc người bán có thể bị thua lỗ do mức giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá thực tế tại thị trường vào thời điểm thực hiện hợp đồng. Ngược lại, người mua cũng có thể bị thiệt hại khi mức giá ghi trong hợp đồng cao hơn giá thực tế tại thời điểm nhận hàng trong tương lai. Tới thời điểm thực hiện hợp đồng, nếu giá giao ngay trên thị trường có xu hướng tăng cao thì nhà sản xuất muốn tìm cách để khơng thực hiện hợp đồng, cịn nhà tiêu thụ thì muốn duy trì việc thực hiện hợp đồng. Tâm lý của một bên không muốn thực hiện hợp đồng như vậy được coi là một điểm bất lợi của giao dịch kỳ hạn, nhất là càng về sau mục đích đầu cơ trên giá trị nông sản càng chiếm ưu thế trong các hoạt động mua bán kỳ hạn chứ không phải sự
cẩn trọng trong việc tự bảo hiểm rủi ro. Bởi vậy, một hình thức giao dịch khác cũng mang bản chất mua bán giao sau đã ra đời, đó là các giao dịch quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn là cơng cụ giúp các bên phịng ngừa rủi ro trong trường hợp này.
Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc khơng thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Ví dụ, “hợp đồng quyền chọn mua ngũ cốc” là một hợp đồng mua bán, trong đó người mua quyền chọn phải trả một khoản phí mua quyền cho người bán quyền để mua “quyền mua ngũ cốc”, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, người mua quyền chọn có quyền lựa chọn thực hiện việc mua ngũ cốc của người bán quyền hoặc không, nếu người mua quyền lựa chọn sẽ mua ngũ cốc thì người bán quyền phải bán ngũ cốc cho họ. Ngược lại, “hợp đồng quyền chọn bán ngũ cốc” là một hợp đồng mua bán, trong đó người mua quyền chọn trả một khoản phí mua quyền cho người bán quyền để mua “quyền bán ngũ cốc”, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, người mua quyền chọn có quyền lựa chọn thực hiện việc bán ngũ cốc cho người bán quyền hoặc không, nếu người mua quyền lựa chọn sẽ bán ngũ cốc thì người bán quyền bắt buộc phải mua của họ. Thường người mua quyền sẽ lựa chọn thực hiện quyền của mình (mua ngũ cốc của người bán quyền chọn trong hợp đồng thứ nhất, hay bán ngũ cốc cho người bán quyền chọn trong hợp đồng thứ hai) khi thấy giá định trước có lợi cho mình, cịn nếu giá giao ngay có lợi hơn thì chỉ cần huỷ bỏ quyền lựa chọn đó và mất khoản tiền mua quyền.
Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng quyền chọn: khơng phải là hàng hóa
mà là “quyền mua, quyền bán” đối với hàng hóa được mua bán theo hợp đồng kỳ hạn. Có nghĩa là khi ký hợp đồng quyền chọn (kèm theo một hợp đồng kỳ hạn), bên mua quyền có quyền thực hiện hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng kỳ hạn. Việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn lúc này khơng cịn là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ mà chỉ là quyền.
Thứ hai, giá cả và thanh toán: Giá của hợp đồng khơng biểu hiện giá
trị của hàng hố đã được thoả thuận mua bán mà thực chất là “tiền mua quyền” (gọi là giá ước định). Số tiền này phải được thanh toán ngay khi giao kết hợp đồng quyền chọn dù sau này người mua có sử dụng đến quyền đó hay khơng. Ví dụ về giá của quyền chọn là: Một nhà đầu tư mua 1000 cổ phiếu IBM dưới hình thức hợp đồng quyền chọn với giá định trước là 110 USD/1 cổ phiếu, ngày đáo hạn là 2 tháng và phí mua quyền là 5 USD/1 cổ phiếu. Giả sử đến ngày thực hiện hợp đồng, giá cổ phiếu trên thị trường xuống thấp hơn 110 USD, nhà đầu tư có quyền từ chối khơng mua và chịu mất 5000 USD phí mua quyền (5 USD x 1000 cổ phiếu). Trong trường hợp giá cổ phiếu lên cao, nhà đầu tư sẽ thực hiện hợp đồng mua kỳ hạn.
Thứ ba, nội dung chủ yếu của hợp đồng quyền chọn: là phạm vi, nội
dung của quyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán, quyền chọn mua/bán hàng hoá đối với hợp đồng kỳ hạn nào…) và giá của hợp đồng quyền chọn. Giá của quyền chọn thường được tính tốn dựa theo giá hàng hố và sự biến động về giá cả của hàng hoá trên thị trường.
Thứ tư, phương thức thực hiện hợp đồng quyền chọn: có thể thực hiện
theo một trong hai phương thức là không thực hiện quyền chọn mà vẫn giao, nhận hàng hóa theo hợp đồng kỳ hạn; hoặc thực hiện quyền chọn, từ chối mua hoặc từ chối bán hàng và chịu mất phí quyền chọn.
Trong pháp luật và thực tiễn kinh doanh có nhiều cách phân loại quyền chọn. Dựa vào chủ thể, hợp đồng quyền chọn có hai loại là hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn mua (Call options) là thỏa thuận cho phép người mua có quyền mua tài sản từ người bán với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng. Hợp đồng quyền chọn bán (Put options) là thỏa thuận cho phép người bán có quyền bán tài sản cho người mua với giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Thực tiễn thị trường mua bán giao sau còn biết đến hai loại quyền chọn phổ biến là quyền chọn theo kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu. Cách phân chia này dựa vào thời điểm thực hiện quyền chọn. Quyền chọn theo kiểu Mỹ cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng quyền chọn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn (trước ngày đáo hạn của hợp đồng). Quyền chọn theo kiểu châu Âu chỉ cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng quyền chọn khi đến hạn hợp đồng (lựa chọn thực hiện quyền vào ngày đáo hạn). Hiện nay hầu hết các thị trường đều áp dụng phổ biến quyền chọn theo kiểu Mỹ vì nó cho phép người mua có cơ hội chọn lựa thời điểm thực hiện quyền nhiều hơn.
Giao dịch kỳ hạn và giao dịch quyền chọn có một điểm khác nhau về bản chất, đó là: giao dịch kỳ hạn mang tính chất là một giao dịch trung hồ, cịn giao dịch quyền chọn thì khơng phải là một giao dịch trung hoà. Tức là trong hợp đồng kỳ hạn, lợi nhuận (so với việc mua bán hàng hóa trên thị trường giao ngay) của một bên thu được sẽ là khoản tiền mà bên kia mất đi, số tiền mỗi bên thu được hay mất đi trong một hợp đồng kỳ hạn là bằng nhau và đối ngược nhau; rủi ro đối với bên mua là khơng có giới hạn và rủi ro đối với bên bán cũng vậy. Hợp đồng quyền chọn thì khơng phải là một giao dịch trung hồ, lợi nhuận của bên mua quyền chọn sẽ khơng phản ánh đúng thiệt
mua quyền chọn chỉ giới hạn trong khoản tiền phải trả để mua quyền mà khả năng lợi nhuận thì khơng có giới hạn. Khi người mua quyền lựa chọn thực hiện quyền này thì họ mua hàng và trả theo giá giao kết (trong hợp đồng quyền chọn mua) hoặc giao hàng và tiếp nhận thanh toán (trong hợp đồng quyền chọn bán). Ngược lại, người bán của hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện giao hàng hoặc tiếp nhận giao hàng. Trong cả hai trường hợp, người bán của hợp đồng quyền chọn khơng có quyền quyết định mà quyền quyết định chỉ thuộc về người mua quyền chọn. Sau khi trả khoản tiền phí mua quyền, người mua khơng có trách nhiệm phải thanh tốn thêm khoản nào cho vị thế lựa chọn của mình. Ngược lại, người bán quyền chọn phải sẵn sàng