Các nội dung chủ yếu của hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 67 - 68)

Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá hầu hết đã được “tiêu chuẩn hoá” theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch như tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp chất lượng hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng. Vì vậy nội dung chủ yếu của các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn chỉ là một số điều khoản đặc trưng.

Đối với hợp đồng kỳ hạn, nội dung hợp đồng chủ yếu thoả thuận về giá cả và thời gian giao nhận. Thời điểm giao hàng trong hợp đồng kỳ hạn là một thời điểm trong tương lai còn giá cả được thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng với mức giá có dự tính đến sự biến động tại thời điểm giao hàng (giá giao sau, giá kỳ hạn).

Thời điểm giao hàng trong hợp đồng được quy định tại Khoản 2 Điều 40 NĐ 158/2006/NĐ-CP, đó là thời điểm phiên giao dịch cuối cùng của ngày

cuối cùng giao dịch hợp đồng: “Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp

đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng”.

Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác ước tính về mức tăng, giảm của giá cả hàng hố này tính đến thời điểm hàng hóa thực sự được giao nhận. Cùng thời điểm ký kết, mức giá mua hàng các kỳ hạn khác nhau (2 tháng, 3 tháng, 5 tháng…) sẽ khác nhau. NĐ 158/2006/NĐ-CP đưa ra nguyên tắc để Sở giao dịch xác định giá khớp các lệnh mua bán đó là:

- Lấy mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;

- Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;

- Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn hai điều kiện trên thì lấy mức giá cao nhất (Điều 36. Phương thức giao dịch).

Hợp đồng quyền chọn có nội dung chủ yếu là phạm vi, nội dung của quyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán, quyền chọn mua/bán hàng hoá đối với hợp đồng kỳ hạn nào…) và giá của hợp đồng quyền chọn. Giá của quyền chọn thường được tính tốn dựa theo giá hàng hoá và sự biến động về giá cả của hàng hoá trên thị trường. Giá của hợp đồng khơng biểu hiện giá trị của hàng hố đã được thoả thuận mua bán mà thực chất là “tiền mua quyền”. Số tiền này phải được thanh toán ngay khi giao kết hợp đồng quyền chọn, dù sau này, người mua có sử dụng đến quyền đó hay khơng.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 67 - 68)