Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 36 - 41)

Sở giao dịch hàng hóa của một số nước trên thế giới

Thị trường hàng hóa giao sau trên thế giới cũng đã có lịch sử phát triển hàng thế kỷ. Các nước đều ban hành luật điều chỉnh hoạt động của thị trường mua bán này, như Luật hiện đại hóa hàng hóa tương lai Mỹ (2000), Luật Mua bán hàng hóa tương lai của Singapore (2001), Luật mua bán hàng hóa tương lai của Hàn Quốc (2002), Luật về Giao dịch hàng hóa Nơng sản Thái Lan (2001), Luật hiện đại hóa hàng hóa tương lai Mỹ (2000), Luật mua bán hàng hóa tương lai Bang Ontario - Canada (1997)…

Pháp luật các nước điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tập trung vào một số nội dung cơ bản là:

- Việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch hàng hố tương lai có tư cách pháp nhân. Ngồi Sở giao dịch, khơng tổ chức, cá nhân nào khác được phép mở hay tiến hành các giao dịch tại các cơ sở kinh doanh

phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn luật định và xin cấp phép tại một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách.

- Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch: Sở giao dịch là tổ chức có tư cách pháp nhân. Bộ máy điều hành của Sở giao dịch gồm Ban giám đốc, các phòng ban và các cán bộ, nhân viên. Những vấn đề cơ bản về cơ cấu tổ chức, phạm vi nhiệm vụ quyền hạn, điều kiện đối với các thành viên Ban giám đốc được quy định khung trong các đạo luật và cụ thể hoá trong Bản thoả thuận thành lập và hoạt động của Sở giao dịch. Các bộ phận khác của Sở giao dịch như phòng thanh tốn bù trừ, phịng giao dịch (sàn giao dịch), phịng điều hành hệ thống máy tính, phịng thanh tra… giống cơ cấu tổ chức của các công ty thông thường, Sở giao dịch tự xây dựng quy chế hoạt động cho chúng.

- Thành viên Sở giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch hàng hố được thành lập bởi các thành viên. Ngồi các thành viên sáng lập, trong q trình hoạt động Sở giao dịch được kết nạp các thành viên mới. Những người không phải là thành viên chỉ có thể thực hiện giao dịch mua bán tại Sở giao dịch thông qua các nhà môi giới. Việc cấp phép cho cá nhân, tổ chức muốn trở thành thành viên Sở giao dịch có thể do Sở giao dịch trực tiếp thực hiện hoặc do cơ quan quản lý nhà nước đảm nhận, tuỳ theo quy định của từng nước.

Các nước cũng quy định khác nhau về điều kiện chủ thể đối với thành viên Sở giao dịch. Một số nước quy định nhà giao dịch, nhà môi giới bắt buộc phải là một công ty, tổ chức như luật pháp Hàn Quốc, Thái Lan, song cũng có nước cho phép họ là bất kỳ chủ thể nào có đủ năng lực tài chính và chun mơn như luật pháp Singapore, Bang Ontario - Canada…

- Hàng hoá đưa vào giao dịch: Các nước đều dự liệu một phạm vi điều chỉnh khá rộng khi xây dựng pháp luật về mua bán hàng hố giao sau, theo đó rất nhiều loại hàng hố được xác định là có thể đưa vào mua bán trong Sở

giao dịch. Ngoại lệ như Thái Lan chỉ ban hành Luật về Sở giao dịch hàng hố nơng sản Thái Lan, song nông sản ở đây cũng được hiểu là tất cả các hàng hố nơng sản và hàng hố được chế biến từ nơng sản. Tuy nhiên, Sở giao dịch chỉ có thể đưa một loại hàng hố nào đó vào giao dịch trên thực tế cũng như áp dụng các hợp đồng chuẩn hoá cho chúng khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, bởi việc thẩm định xem một mặt hàng nào đó đưa vào thị trường hàng hoá giao sau và các điều khoản chuẩn hoá của nó có phù hợp thực tế hay khơng là một việc rất quan trọng.

- Cơ chế quản lý rủi ro đối tác: Khả năng tổn thất đối với một bên trong các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn là rất lớn. Các Sở giao dịch quản lý rủi ro đối tác và bảo đảm việc thực hiện hợp đồng thơng qua Phịng thanh tốn bù trừ. Cách thức đảm bảo của Phịng thanh tốn bù trừ đó là Phịng tự động đảm nhận vai trò của người uỷ thác đối với mỗi bên tham gia trong các giao dịch,

"Phịng thanh tốn bù trừ có trách nhiệm giao dịch giữa các thành viên bằng cách trở thành người bán để giao dịch với mọi thành viên mua hoặc người mua giao dịch với mọi thành viên bán" (Điều 90 Luật về Giao dịch hàng hoá

Nơng sản Thái Lan). Phịng thanh tốn bù trừ đảm bảo sự tồn tại của mình bằng cách sử dụng phần tiền ký quỹ của các bên tham gia và thực hiện việc thanh khoản hàng ngày.

Tùy theo quy định của từng nước, Phịng thanh tốn bù trừ có thể là một bộ phận của Sở giao dịch (như ở Thái Lan), song cũng có thể là một tổ chức độc lập (như ở Hàn Quốc, Singapore). Khi là một tổ chức độc lập với Sở giao dịch, Phịng thanh tốn bù trừ cũng do cơ quan quản lý nhà nước cấp phép thành lập. Phịng thanh tốn bù trừ là trung tâm quản lý và thanh toán trong các giao dịch tại Sở với chức năng cơ bản là: thu, giữ và điều chỉnh tài khoản ký quỹ của các thành viên; thúc đẩy và giám sát sự minh bạch tài chính

của hệ thống giao dịch giao sau; lập báo cáo giao dịch giao sau và các hoạt động liên quan khác…

- Quản lý thị trường hàng hóa giao sau: Việc quản lý thị trường hàng hoá giao sau thường được giao cho một cơ quan Chính phủ. Như ở Úc, Uỷ ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC) và Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ kiểm soát Sở giao dịch. ASIC kiểm soát việc cấp phép cho các bên tham gia và các mặt hành vi thị trường của Sở giao dịch, cịn RBA kiểm sốt phía hệ thống thanh tốn. Ở Hoa Kỳ, Uỷ ban quản lý giao dịch kỳ hạn hàng hoá (CFTC) là cơ quan cấp liên bang giám sát và quản lý toàn bộ thị trường kỳ hạn.

Pháp luật các quốc gia đều quy định quyền can thiệp của cơ quan nhà nước trong những trường hợp cần thiết, các giới hạn kinh doanh và các hành vi kinh doanh bị cấm đối với các nhà môi giới, nhà kinh doanh cũng như đối với các cán bộ điều hành, nhân viên của Sở giao dịch.

Ngoài ra, trong pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường hàng hóa giao sau của các nước cũng quy định một số nội dung cơ bản khác như quy định về chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy phép của Sở giao dịch, chấm dứt tư cách thành viên Sở giao dịch, xử lý vi phạm…

Kết luận Chương 1: Trên đây là những nét cơ bản về hoạt động mua

bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa trong thị trường giao sau có tổ chức của Việt Nam và của một số nước trên thế giới, nhằm mang lại cái nhìn tổng quát về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh thị trường này. Từ những lợi ích thiết thực mà mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức đem lại, các nước trên thế giới đều đã và đang nỗ lực xây dựng, phát triển thị trường giao sau. Để cho thị trường giao sau hoạt động hiệu quả và khơng

ngừng phát triển, các nước có thị trường giao sau đều xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh nhằm tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường này. Các nhà lập pháp Việt Nam cũng đã bước đầu xây dựng được một khung pháp lý cơ bản nhất để dự liệu cho sự ra đời và hoạt động của những Sở giao dịch hàng hóa trong tương lai. Chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động của thị trường mua bán hàng hóa tương lai qua Sở giao dịch hàng hóa.

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)