Hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 91)

hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Luật pháp các nước thường quy định một Uỷ ban chuyên trách làm cơ quan quản lý các Sở giao dịch hàng hóa. Bộ máy điều hành các Uỷ ban này bao gồm các cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, pháp luật… Việt Nam có thể học tập theo mô hình này, việc quản lý nhà nước đối với các Sở giao dịch hàng hoá không nên giao cho mỗi bộ ngành (Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư…) phụ trách một số nội dung như quy định tại NĐ 158/2006/NĐ-CP mà nên thành lập một Uỷ ban quản lý nhà nước làm đầu mối thúc đẩy và giám sát hoạt động của thị trường hàng hoá giao sau, trong đó có Sở giao dịch hàng hoá. Uỷ ban này có thể trực tiếp trực thuộc Chính phủ hay trực thuộc một Bộ chủ quản (như Bộ Công thương hay Bộ Tài chính). Mô hình Uỷ ban quản lý thị trường hàng hoá giao sau như vậy cũng tương tự như mô hình của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam hiện nay (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập năm 1996, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, đến năm 2004, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được sáp nhập vào Bộ Tài chính, là cơ quan thuộc Bộ Tài chính) [22].

Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa quản lý tốt hơn các giao dịch hàng hóa giao sau và các Sở giao dịch hàng hóa, đồng thời làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp hơn với pháp luật của các nước trên thế giới.

3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa giao dịch hàng hóa

Qua nghiên cứu những quy định của pháp luật về chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và được trình bày tại Mục 2.2 Chương 2, có một số nội dung xin kiến nghị như sau:

Thứ nhất, các nhà làm luật cần nghiên cứu lại về bản chất pháp lý của thành viên môi giới và thành viên kinh doanh cả trên phương diện lý luận cũng như theo luật thực định của các nước. Như đã trình bày, về mặt lý luận cũng như nghiên cứu quy định của luật pháp các nước, thông thường thành viên môi giới mới là những người tạo lập thị trường hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch bằng việc tiến hành những giao dịch cho chính mình hoặc làm trung gian giao dịch cho các khách hàng, còn thành viên kinh doanh chỉ là những người giao dịch cho chính mình. Cách hiểu này khác về bản chất so với các quy định hiện hành về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới của pháp luật Việt Nam. Nếu như các nhà làm luật thay đổi cách hiểu về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới như trên sẽ cần thay đổi rất nhiều quy định liên quan đến địa vị pháp lý, điều kiện và quyền, nghĩa vụ cho các thành viên này.

Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp, nên điều chỉnh đồng bộ về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới trong Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP, đảm bảo quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ đối với hai loại thành viên này. Luật Thương mại 2005 chỉ tập trung quy định về thành viên môi giới, còn NĐ 158/2006/NĐ-CP tập trung quy định về thành viên kinh doanh nên còn thiếu đồng bộ và quyền, nghĩa vụ của thành viên môi giới cũng chưa được quy định đầy đủ như thành viên kinh doanh.

Thứ ba, các thành viên kinh doanh và thành viên môi giới đều bị cấm thực hiện những hành vi mang tính chất gian lận, lừa dối và gây rối loạn thị trường. Luật mua bán hàng hoá tương lai Hàn Quốc (2002) có quy định cấm

các thương nhân này thực hiện giao dịch một bên, là loại giao dịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của khách hàng và hoạt động của thị trường mua bán tại Sở. Pháp luật Việt Nam có thể tham khảo thêm quy định này:

“Điều 44 (Nghiêm cấm các hợp đồng một bên) (Self - Contract):

Trường hợp người kinh doanh hàng hoá tương lai nhận ủy thác kinh doanh hàng hoá tương lai hoặc tham gia vào việc giới thiệu, môi giới hoặc đại diện của việc uỷ thác đó (dưới đây gọi chung là “môi giới”). Người kinh doanh hàng hoá tương lai đó không được làm đối tác trực tiếp để thực hiện giao dịch và không hoàn thành bản khai về việc uỷ thác đúng đắn đó với Sở giao dịch hoặc với một thị trường hàng hoá tương lai nước ngoài, hoặc không thực hiện việc môi giới đó một cách đúng đắn”.

Thứ tư, về chứng chỉ hành nghề trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Việc kinh doanh, đầu tư trên Sở giao dịch hàng hoá rất phức tạp, đòi hỏi những kỹ năng nghề nghiệp nhất định, như phân tích xu hướng thị trường, phân tích rủi ro, các cách thức thực hiện việc đầu tư phái sinh... Vì vậy, nên yêu cầu các chủ thể đăng ký làm thành viên kinh doanh, môi giới của một Sở giao dịch hàng hoá phải có chứng chỉ hành nghề mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch. Trường hợp chủ thể đăng ký là cá nhân, cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp chủ thể đăng ký là doanh nghiệp, tổ chức, các nhân viên của họ phải có chứng chỉ hành nghề. Các cá nhân muốn cấp chứng chỉ hành nghề phải tham gia khóa đào tạo tại các cơ sở được cấp phép và đáp ứng yêu cầu của kỳ kiểm tra kết thúc khóa học.

Thứ năm, về mối liên hệ giữa các Sở giao dịch, trên thực tế cùng một lúc sẽ có nhiều Sở giao dịch hàng hóa hoạt động. Vì thế, pháp luật nên dự liệu cho những trường hợp như:

- Liệu thành viên giao dịch của Sở giao dịch này có thể được trở thành thành viên giao dịch của một Sở giao dịch khác hay không? Nếu câu trả lời là có thì có phải làm lại các thủ tục đăng ký tư cách thành viên với Sở giao dịch hay giữa các Sở có sự thừa nhận về tư cách thành viên lẫn nhau?

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 91)