Tại Sở giao dịch hàng hoá, chỉ các thương nhân là thành viên kinh doanh mới được trực tiếp thực hiện các giao dịch tại khung trường. Các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên kinh doanh muốn mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải thông qua việc ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện. Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch được quy định chi tiết tại chương VI (Điều 45 - 49) NĐ 158/2006/NĐ-CP, cụ thể:
Việc ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản. Nội dung hợp đồng uỷ thác do các bên thoả thuận.
Trên cơ sở hợp đồng uỷ thác, các thành viên kinh doanh thực hiện từng lần giao dịch cụ thể theo lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng. Lệnh ủy thác giao dịch có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể lưu giữ được và phải có các nội dung: loại giao dịch, hàng hoá, khối lượng, giá cả, hợp đồng giao dịch và các nội dung khác theo thoả thuận.
Thành viên kinh doanh bảo đảm việc thực hiện giao dịch của khách hàng khi nhận uỷ thác bằng phương thức khách hàng nộp tiền ký quỹ. Hình thức ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung và các hình thức ký quỹ
không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Mức ký quỹ này phải được duy trì bằng hình thức ký quỹ bổ sung theo từng ngày giao dịch để đảm bảo mức ký quỹ mà các bên thỏa thuận. Trường hợp khách hàng không nộp tiền ký quỹ bổ sung thì trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh có quyền tất toán hợp đồng của khách hàng. Trường hợp mức ký quỹ vượt quá mức cần thiết, thành viên kinh doanh phải thông báo ngay đến khách hàng và khách hàng có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
Khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng, thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản đến khách hàng về kết quả đặt lệnh qua Sở Giao dịch. Trường hợp khớp lệnh, nội dung thông báo phải nêu đầy đủ về thông tin của giao dịch. Trường hợp lệnh giao dịch không thực hiện được thì thông báo phải được gửi ngay và giải thích rõ lý do. Khách hàng có quyền khiếu nại bằng văn bản đến các thành viên kinh doanh về các nội dung được thông báo.
Trường hợp thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì thành viên kinh doanh phải thông báo tiếp cho khách hàng các nội dung về người bán, người mua và thông tin về kho hàng nơi giao nhận hàng hoá.
* Một số điểm cần bàn thêm khi nghiên cứu quy định đối với các
chủ thể tham gia mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá:
Trong mục này, trong quá trình nghiên cứu và phân tích những quy định của pháp luật đối với các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, ta thấy có một số điểm cần bàn thêm như sau:
Thứ nhất, một điều dễ thấy là Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP điều chỉnh không đồng bộ về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới. Luật Thương mại 2005 quy định về thành viên môi giới nhưng không đề cập tới thành viên kinh doanh. NĐ 158/2006/NĐ-CP thì quy
định chi tiết về thành viên kinh doanh, còn về thành viên môi giới chỉ hướng dẫn cụ thể quy định của Luật Thương mại về điều kiện trở thành thành viên môi giới, quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới được NĐ 158/2006/NĐ- CP dẫn chiếu áp dụng trở lại Luật Thương mại.
Từ việc điều chỉnh không đồng bộ về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới như vậy dẫn tới:
- Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới không được đầy đủ như quy định đối với thành viên kinh doanh.
- Khái niệm “hoạt động môi giới” - hoạt động mà chỉ thành viên môi giới được thực hiện trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch cũng chưa được giải thích (trong khi các khái niệm “hoạt động tự doanh” và “nhận uỷ thác” - hai hoạt động của thành viên kinh doanh trong mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch đã được làm rõ).
Thứ hai, một điều quan trọng là, cách hiểu về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới theo quy định của Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP không hoàn toàn giống với lý luận và quy định của pháp luật một số nước.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP thì trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch thành viên kinh doanh là quan trọng nhất, chính thành viên kinh doanh là người tạo lập thị trường, thực hiện các nghiệp vụ mua bán. Các thành viên môi giới chỉ có thể hoạt động môi giới, không được thực hiện các hoạt động tự doanh. Các khách hàng phải đặt lệnh mua bán qua các thành viên kinh doanh.
Tuy nhiên theo cá nhân nghiên cứu, về mặt lý luận cũng như quy định của luật pháp một số nước thì cách hiểu về thành viên kinh doanh và thành
định của nhiều nước, thương nhân môi giới mới được hiểu là những chủ thể quan trọng trong thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, là người chắp nối mua bán kỳ hạn, quyền chọn cho các khách hàng hoặc giao dịch cho chính mình, còn thương nhân kinh doanh chỉ thực hiện các hoạt động tự doanh, không được thực hiện các hoạt động làm trung gian mua bán cho khách hàng.
Tại Việt Nam, trong cuốn sách “Thị trường hàng hoá giao sau” của Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại đã đề cập tới nhà “trung gian môi giới” trong thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch như sau: “Tất cả các nhà giao dịch có mặt ở Sở giao dịch kỳ hạn đều hoặc là trung gian ăn hoa hồng hoặc là người buôn bán tự do. Trung gian hoa hồng đơn giản là người thực hiện các giao dịch cho người khác. Trung gian hoa hồng có thể là một nhà buôn độc lập thực hiện các giao dịch cho cá nhân, tổ chức hoặc là đại diện giao dịch cho một hãng trung gian lớn. Trong ngành buôn bán kỳ hạn các hãng trung gian này được gọi là Hãng buôn Hoa hồng Kỳ hạn (FCM). FCM là một tổ chức rất quan trọng trong ngành kỳ hạn, đóng vai trò tương tự như tổ chức môi giới trong ngành chứng khoán…” [3].
Hay Giáo sư, Tiến sỹ Ross P. Buckley, Giảng viên Đại học Bond, Australia cũng cho biết tương tự: “Một Sở giao dịch có các thành viên. Những thành viên này được gọi là các bên tham gia, như tại Sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn Sydney, hoặc các nhà môi giới (những người thay mặt cho khách hàng) và các nhà giao dịch (những người giao dịch cho bản thân họ)”
[6].
Luật về Sở giao dịch hàng hoá nông sản Thái Lan (2001) cũng quy định rõ: “Người môi giới kỳ hạn” là người thực hiện các lệnh giao dịch cho khách hàng, “Người Giao dịch kỳ hạn” là người giao dịch cho chính mình, và
“Người Môi giới kỳ hạn” được hiểu là đương nhiên có giấy phép kinh doanh giao dịch kỳ hạn, được giao dịch cho chính mình. Tại Điều 3 của Luật quy định: “Người Giao dịch kỳ hạn” là người được Tổng thư ký cấp phép tham
gia vào Giao dịch kỳ hạn vì lợi ích của mình.
“Người Môi giới kỳ hạn” là người được Tổng thư ký cấp phép hoạt
động trong lĩnh vực môi giới và chấp thuận các lệnh mua hoặc bán của khách hàng…”
và “Điều 29. Người được cấp giấy phép Môi giới kỳ hạn coi như đã có giấy phép Giao dịch kỳ hạn”.
Luật mua bán hàng hoá tương lai của Singapore (2001) cũng quy định tại “Phần I mục 2. Giải thích” như sau: “người môi giới hàng hoá tương lai” là một người có thể là nhân danh mình hoặc đại diện cho người khác thực hiện các hoạt động mời chào hoặc chấp nhận đơn hàng để mua bán hàng hoá theo một hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai ở một Sàn giao dịch hàng hoá tương lai…”.
Vậy đây là một nội dung quan trọng xin được nêu ra để các nhà làm luật về mua bán giao sau ở Việt Nam nghiên cứu nhằm quy định phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.